TAILIEUCHUNG - Bài giảng Chương 16: Nguồn gốc người Đông Sơn văn hóa Đông Sơn một giả thuyết mới

Bài giảng Chương 16: Nguồn gốc người Đông Sơn văn hóa Đông Sơn một giả thuyết mới trình bày về các nội dung: Cuộc thiên di của người Lạc Việt; Cuộc thiên di của người Ư Việt; Cuộc thiên di của người Thục; Các cuộc thiên di của người Nam Việt, Mân Việt, Điền và Dạ Lang,. . | Chương 16 Nguồn gốc người Đông Sơn-văn hóa Đông Sơn một giả thuyết mới Tại các Chương trên, chúng ta đã xác định những bằng chứng khảo cổ -ngôn ngữ -dân tộc học-sử học về mối liên hệ cội nguồn giữa văn hóa Đông Sơn, người Đông Sơn với các văn hóa Thục, Dạ Lang, Ư Việt, Điền, Nam Việt. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể đưa ra một giả thuyết mới về nguồn gốc văn hóa Đông Sơn gắn với nguồn gốc người Đông Sơn. Quá trình hình thành và phát triển văn hóa Đông Sơn trong vòng 7 thế kỷ ( từ đầu thế kỷ 7 TCN đến đầu thế kỷ 1 SCN) về cơ bản gắn với 4 cuộc thiên di lớn của người La, Ư Việt, Thục- Dạ Lang, Nam Việt- Mân Việt, và Điền. Sau đây, tôi sẽ tóm lược lịch sử của 4 cuộc thiên di lớn đó: 1. Cuộc thiên di của người Lạc Việt Năm 690 TCN, nước Sở thôn tính nước La có kinh đô ở Nghi Thành, Hồ Bắc, di rời phần lớn dân La về vùng sông Mịch- La bên hồ Động Đình, Hồ Nam. La là một tên gọi khác của Lạc/Lạc Việt/Việt. Hoàng tộc Lạc Việt di tản khắp bốn phương, lập ra các nước hay triều đại mới ở nhiều nơi. Trong khoảng 690-682 TCN, một nhóm hoàng tộc La “họ Hùng” đã tới tận vùng lưu vực sông Hồng với truyền thống vượt trội về chính trịquân sự-văn hóa đã nhanh chóng qui tụ được các nhóm Mường bản địa, dựng nên nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên ở Việt Nam. Việc hoàng tộc Lạc Việt lập ra một nước mới ở vùng đất còn rộng, người còn thưa, cách xa đất Sở đã kích thích nhiều làn sóng di dân Lạc Việt và Việt Thường từ Hồ Nam tới. Người Lạc Việt dần trở thành tộc người chủ thể của nước Văn Lang. Với những mối liên hệ chặt chẽ qua lại với những người đồng tộc ở Hà Nam, Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Vân Nam, nơi từng có nền văn hóa Đồng Thau phát triển rực rỡ từ thời Thương-Chu và có nhiều mỏ đồng, thiếc, chì, người Lạc Việt cũng đặt nền móng vững chắc cho sự ra đời của văn hóa Đông Sơn. Một số sản phẩm đặc trưng của văn hóa Đông Sơn thời phát triển cao sau này như rìu hình hia, chuông tai dê, chiêng đồng đã từ người Lạc Việt ở Hồ Nam, Quảng Tây đến với người Lạc Việt ở Bắc Việt Nam. Ngược lại, .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.