TAILIEUCHUNG - Phụ lục 4D: Nguồn gốc người Chăm

  Tài liệu "Nguồn gốc người Chăm" giới thiệu tới người đọc các giả thiết đã có về nguồn gốc của người Chăm, một giả thiết mới về nguồn gốc của người Chăm từ những bằng chứng như: Ngôn ngữ, bằng chứng lịch sử, bằng chứng khảo cổ, bằng chứng văn hóa về sự xuất hiện của người Chăm,. nội dung chi tiết.     | Phụ lục 4 D Nguồn gốc người Chăm Các giả thuyết đã có Về nguồn gốc người Chăm hiện chúng ta có 4 giả thuyết tiêu biểu sau 1 -Giả thuyết của học giả Áo Heine Geldern 1932 về cơ bản phù hợp với các giả thuyết của Stein 1947 P. Maspero 1962 1963 Coedès 1964 J. Nepote 1987 cho rằng người Chăm là một trong nhiều đợt sóng di dân liên tục từ Trung Quốc bằng đường bộ tới vùng lục địa ĐNA cho tới những năm đầu CN. Đợt đầu tiên là đợt của di dân Australoid-Melanesoid tổ tiên của thổ dân Australia và người Papua-New Guinea ngày nay. Hai đợt tiếp theo là của người Mã Lai hay người Indonesien tức người ở Indonesia . Người Chăm là nhóm Indonesien ở lại lục địa trong khi các nhóm khác đi tiếp tới vùng hải đảo. Các bằng chứng của giả thuyết trên đặc biệt là bằng chứng ngôn ngữ sẽ được nêu ở dưới. 2- Giả thuyết của Bellwood 1985 với sự ủng hộ của Blust 1983 Vickery 2005 và Thurgood 2009 cho rằng người Chăm là một nhóm di dân Nam Đảo từ Borneo Indonesia bằng đường biển ngược về vùng lục địa ĐNA. Các luận cứ của giả thuyết đó là -Tiếng Chăm gần gũi nhất với tiếng Aceh ở Bắc Sumatra và tiếng Malay ở Tây Nam Borneo nên người Chăm đến từ Borneo Indonesia -Người Chăm là chủ nhân chính của văn hóa Đồ Sắt Sa Huỳnh 500 TCN -200 SCN là văn hóa có mối liên hệ trực tiếp với các văn hóa vùng hải đảo ĐNA thể hiện qua đá ngọc Sa Huỳnh có gốc Đài Loan gốm Sa Huỳnh giống gốm Kanalay Philippines. -Người Chăm là một tộc người đi biển và buôn bán trên biển. Cho đến thế kỷ 12 những người đi biển và buôn bán trên biển giữa Trung Quốc- ĐNA và Ấn Độ chủ yếu là người Nam Đảo. Giả thuyết này hiện đang được phổ biến rộng rãi. 1Tuy nhiên trong một bài viết gần đây cho Hội nghị kỷ niệm 100 năm phát hiện văn hóa Sa Huỳnh Bellwood 2009 đã phải thừa nhận rằng trong giả thuyết đó còn có sự mâu thuẫn giữa tư liệu ngôn ngữ và tư liệu khảo cổ. Cụ thể tư liệu ngôn ngữ cho thấy tiếng Chăm tiếng Aceh ở Sumatra và tiếng Malay ở Malaysia rất gần gũi nhau nhưng tư liệu khảo cổ lại không cho thấy bộ di vật nào ở hai nơi .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.