TAILIEUCHUNG - Kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng của rắn ráo trâu ptyas mucosa (linnaeus 1758) non trong điều kiện nuôi tại Nghệ An
Bài viết này đề cập đến thành phần thức ăn, nhu cầu thức ăn, hiệu suất thức ăn của RRT non trong điều kiện nuôi nhằm bổ sung dẫn liệu cho bộ môn Herpetology và cung cấp dẫn liệu về đặc điểm dinh dưỡng của RRT non, góp phần nhân nuôi thành công loài rắn này ở nước ta. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ DINH DƯỠNG CỦA RẮN RÁO TRÂU PTYAS MUCOSA (Linnaeus 1758) NON TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI TẠI NGHỆ AN ÔNG VĨNH AN, HOÀNG XUÂN QUANG Trường Đại học Vinh ĐẶNG HUY HUỲNH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Rắn ráo trâu (RRT) là loài rắn lớn, rất có giá trị về dược phẩm, thực phẩm. Hiện nay do môi trường sống của loài rắn này co hẹp lại, nạn buôn bán xảy ra trên quy mô lớn, khó kiểm soát nên số lượng đang suy giảm mạnh, có nguy cơ tuyệt chủng cao [2,3,8,10]. Hơn nữa RRT đang là đối tượng được khuyến khích nhân nuôi để bảo tồn bền vững trong tự nhiên và trong điều kiện nhân tạo [4]. Tuy nhiên dẫn liệu về sinh học sinh thái của loài rắn này được biết đến chưa nhiều, nhất là RRT non. Bài vi ết này đề cập đến thành phần thức ăn, nhu cầu thức ăn, hiệu suất thức ăn của RRT non trong điều kiện nuôi nhằm bổ sung dẫn liệu cho bộ môn Herpetology và cung cấp dẫn liệu về đặc điểm dinh dưỡng của RRT non, góp phần nhân nuôi thành công loài rắn này ở nước ta. I. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành tại Thị xã Cửa Lò, trên 2 lô thí nghiệm: Lô 1 gồm 6 cá thể được nuôi từ tháng IX/2006 đến tháng IV/2008, chiều dài cơ thể trung bình 455,67± 9,61mm, trọng lượng 20,23 ± 2,6g. Lô 2 gồm 12 cá thể, chiều dài 437,44 ± 19,45mm, trọng lượng 14,83 ± 0,81g nuôi từ tháng IX/ 2007 đến tháng V/2009. Nhu cầu và thức ăn ưa thích được tiến hành theo phương pháp của Trần Kiên [7] PTA × 100% POCT + PLCT 2 PTA HSTA = × 100% PCT (i ) − PCT (i −1) RTA% = Trong đó: RTA%: Nhu cầu thức ăn đối với 1 g cơ thể; PTA: Trọng lượng thức ăn tiêu thụ trong 1 tháng (g); POCT: Trọng lượng cơ thể cân ở đầu tháng; PLCT: Trọng lượng cơ thể cân ở đầu tháng tiếp theo (g). Trong đó: PTA: Trọng lượng thức ăn tiêu thụ ở tháng thứ i (g); PCT(i): Trọng lượng cơ thể cân tại đầu tháng thứ i (g); PCT(i-1): Trọng lượng cơ thể cân tại đầu tháng thứ i-1 (g). II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. .
đang nạp các trang xem trước