TAILIEUCHUNG - Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam
Bài viết nêu lên mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội còn biểu hiện gay gắt. Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, thì cần phải có những giải pháp thiết thực hơn nữa. | Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam Ngô Văn Vũ1 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: ngovu68@ 1 Nhận ngày 10 tháng 12 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 01 năm 2017. Tóm tắt: Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội còn biểu hiện gay gắt. Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, thì cần phải có những giải pháp thiết thực hơn nữa. Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, công bằng xã hội. Abstract: In Vietnam, the relationship between economic growth and social progress and equity has always been paid attention to by the Party and State. Over the past 30 years of đổi mới (renovation), the country has made sizable achievements in socio-economic development. However, the conflict between economic and social development remains fierce. For the good handling of the relationship, there need to be more practical solutions. Keywords: Economic growth, social progress, social equity. 1. Mở đầu Tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội là hai tiêu chí phát triển của xã hội. Chính sách của các nhà nước nhìn chung đều nhằm thực hiện cả hai tiêu chí đó. Tuy nhiên, chính sách chú trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh có thể gây ra bất bình đẳng (về thu nhập, cơ hội học tập, tiếp cận dịch vụ xã hội) và làm cho nghèo đói gia tăng, thậm chí có thể làm phát sinh các mâu thuẫn xã hội. Ngược lại, chính sách chú trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có thể làm triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong bối cảnh đó, vấn đề
đang nạp các trang xem trước