TAILIEUCHUNG - Tiếp biến biểu tượng văn hóa truyền thống Tây Nguyên
Biểu tượng văn hóa là những giá trị đạo đức, tâm linh, niềm tin. của mỗi tộc người. Biểu tượng văn hóa luôn hàm chứa những ý nghĩa của sự vật, hiện tượng. Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có các biểu tượng văn hóa như: danh từ “ơi Adai”, nhà Rông, cồng chiêng, đàn Tơrưng, đàn Đinh Pă, trống, gùi, bông lúa, cột gơl, vòng cổ trâu, lưỡi rìu, họa tiết thổ cẩm, quả bầu. Những biểu tượng này được tiếp biến phù hợp với văn hóa của Công giáo và đạo Tin Lành. | Tiếp biến biểu tượng văn hóa truyền thống Tây Nguyên Nguyễn Văn Thắng1 Tóm tắt: Biểu tượng văn hóa là những giá trị đạo đức, tâm linh, niềm tin. của mỗi tộc người. Biểu tượng văn hóa luôn hàm chứa những ý nghĩa của sự vật, hiện tượng. Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có các biểu tượng văn hóa như: danh từ “ơi Adai”, nhà Rông, cồng chiêng, đàn Tơrưng, đàn Đinh Pă, trống, gùi, bông lúa, cột gơl, vòng cổ trâu, lưỡi rìu, họa tiết thổ cẩm, quả bầu. Những biểu tượng này được tiếp biến phù hợp với văn hóa của Công giáo và đạo Tin Lành. Từ khóa: Biểu tượng văn hóa; truyền thống; Tây Nguyên; Công giáo; đạo Tin Lành. Abstract: Cultural symbols are each race’s moral, spiritual. values or those of their belief. The symbols always consist of the meanings of things or phenomena. Among cultural symbols of ethnic groups in Tây Nguyên (the Central Highlands) are the noun “ơi Adai”, the Rông house (communal house), gongs, the musical instruments of Tơrưng, Đinh Pă, the drum, gùi (open backpack), the rice ear, gơl column, buffalo neck collar, axe blade, motifs of brocatelle, the gourd. The symbols have been acculturated with Catholicism and Protestantism. Keywords: Cultural symbols; traditions; Tây Nguyên (Central Highlands); Catholicism; Protestantism. 1. Mở đầu Tây Nguyên hiện nay gồm 5 tỉnh là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Đây là vùng duy nhất ở nước ta có gần đầy đủ 54 tộc người sinh sống, trong đó người Kinh chiếm 64,71%; các tộc người thiểu số tại chỗ chiếm 26,27% và các tộc người thiểu số mới chiếm 9,02%. Trong văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có nhiều biểu tượng văn hóa đã được tiếp biến trong các tôn giáo mới (Công giáo và đạo Tin Lành). Việc nghiên cứu tiếp biến biểu tượng văn hóa tộc người trong các tôn giáo mới ở Tây Nguyên chưa được nhiều nhà khoa học quan tâm. Bài viết này nghiên cứu về tiếp biến biểu tượng văn hóa Tây Nguyên trong tôn giáo mới. 76 2. Danh từ “ơi Adai” - Ðức Chúa Trời Trong tiếng Gia Rai, “Adai”
đang nạp các trang xem trước