TAILIEUCHUNG - Biểu tượng văn hóa của người Gia Rai và sự tiếp biến những biểu tượng này của đạo Công giáo ở Tây Nguyên
Bài viết trình bày: Biểu tượng văn hóa của người Gia Rai và sự tiếp biến của đạo công giáo; Nguyên nhân tiếp biến giá trị văn hóa của người Gia Rai của công giáo; Một số vấn đề đặt ra,. . | Biểu tượng văn húa của người Gia Rai và sự tiếp biến những biểu tượng này của đạo Cụng giỏo ở Tõy Nguyờn Nguyễn Văn Thắng(*) Tóm tắt: Tìm hiểu về biểu tượng văn hóa - kết tinh giá trị văn hóa tộc người, và nghiên cứu, giải mã về các biểu tượng ấy đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện. Tuy nhiên, nghiên cứu sự tiếp biến các biểu tượng văn hóa của người Gia Rai ở Tây Nguyên thì còn rất th−a vắng. Bài viết này là một cố gắng của tác giả với mong muốn khỏa lấp phần nào khoảng trống ấy trong các nghiên cứu về nhân học văn hóa ở Tây Nguyên hiện nay. Nội dung bài giới thiệu và phân tích khái quát về các biểu tượng văn hóa của người Gia Rai và sự tiếp biến những biểu tượng này của đạo Công giáo ở Tây Nguyên, qua đó làm rõ nguyên nhân của sự tiếp biến này và l−u ý đến một số vấn đề đặt ra cấp thiết, ảnh h−ởng đến các biểu tượng văn hóa từ sự tiếp biến này. Từ khóa: Biểu tượng văn hóa, Tây Nguyên, Người Gia Rai, Đạo Công giáo Tây Nguyên hiện nay gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) chiếm 16,8% diện tích cả nước, dân số trên 5 triệu người, với 54 tộc người cùng c− trú(*)(Dẫn theo: Ban chỉ đạo Tây Nguyên, 2009). ở Tây Nguyên hiện có 4 tôn giáo chính được Nhà nước công nhận đang hoạt động là: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài, với tổng số tín đồ là người, bên cạnh đó còn có một số tôn giáo khác. Người Gia Rai là một trong 4 tộc người ngữ hệ Nam Đảo, nhóm ngôn ngữ Malayo - Pôlinêdi trên địa bàn Tây Nguyên (Gia Rai, Ê Đê, Chu Ru, (*) TS., Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên. RagLay). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Gia Rai ở Việt Nam có dân số người, c− trú tại 47/63 tỉnh, thành phố (Tổng cục Thống kê, 2009), trong đó, tập trung đông nhất ở tỉnh Gia Lai với người, chiếm 90,5% dân số tộc người này ở Việt Nam (Phòng Nội vụ thành phố Pleiku, 2014). 1. Biểu tượng văn hóa của người Gia Rai và sự tiếp biến của đạo Công giáo Ơi Adai - Đức Chúa trời Trong tiếng Gia Rai, Adai = trời; ơi = ông => ơi adai = .
đang nạp các trang xem trước