TAILIEUCHUNG - Ebook Dược phẩm vậng yếu
"Dược phẩm vậng yếu" nói về tác dụng các vị thuốc và cách dùng trong bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh. Tập sách này biên ra có 150 vị, đều căn cứ vào khí vị và công năng mà xếp loại theo ngũ hành, mỗi loại có 30 vị, như thế không những tiện cho việc nghiên cứu mà còn quy nạp tất cả tính vị ưa nhau vào 1 loại. | : Hà thủ ô bổ âm mà không trệ, không hàn, cường dương mà không táo, không nhiệt. Bẩm thụ khí xung hòa, được khí thuần túy của trời đất. Ngày xưa có một ông già họ Hà thấy cái dây nó ban đêm quấn lại với nhau, ông đào lấy củ để uống, râu tóc xanh trở lại hết, cho nên gọi là Thủ ô, sau đó rất cường dương sinh nhiều con trai, đổi tên là “Năng tự”, từ đó ta biết được tính bổ âm mà bổ ích cho tạng thận của Thủ ô. Thục địa và Thủ ô đều là thuốc bổ âm, nhưng Thục địa bẩm thụ khí của giữa mùa Đông để sinh, nấu và phơi cho đến màu đen thì chuyên vào thận mà tư nhuận cho thận thủy của “Thiên nhất” sinh ra, lại bổ cả can là vì tư nhuần cho thận mà liên cập đến, Thủ ô bẩm thụ khí của mùa Xuân để sinh, lại do phong mộc hóa ra, thông với can, là dương ở trong âm dược cho nên chuyên đi về kinh can mà có tác dụng ích huyết trừ phong, bổ cả thận cũng nhân vì bổ can mà tác dụng đến. Một bên là thuốc bổ mạnh cho chân âm tiên thiên cho nên có công năng cứu ngay được bệnh nguy do cô dương lấn lên dữ quá. Một bên thì cần dùng để bổ cho vinh huyết hậu thiên, là thuốc uống thường để nuôi khỏe tinh thần, trừ bệnh tật điều nguyên khí. Chân âm của Tiên thiên và Hậu thiên không giống nhau, thì công hiệu cũng có hoặc chậm hoặc nhanh, hoặc nhẹ hoặc nặng rất khác nhau. Huống nữa, gọi tên là “Dạ hợp”, là “Năng tự” thì trong bổ huyết lại có cả bổ dương, không phải như Địa hoàng công năng chỉ chuyên về tư nhuần cho thủy, khí bạc mà vị hậu, là vị thuốc trọng trọc ở trong loại thuốc trọng trọc, có tác dụng cứng mạnh gân xương mà thôi. Đó là ý kiến tâm đắc của Tiên sư Phùng thị mà người xưa chưa từng phân tích, người bây giờ dùng chung để bổ âm thì chả lầm lắm hay sao?
đang nạp các trang xem trước