TAILIEUCHUNG - Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học: Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học "Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất" trình bày về chính sách về kinh tế, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục, những chuyển biến mới về kinh tế và giải cấp xã hội Việt Nam,. | Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học Lê Đăng Thành Chuyên đề NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ nHẤT Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp tiến hành chính sách thống trị mới ở Đông Dương. Dưới tác động của chính sách này nền kinh tế - xã hội Việt Nam có những chuyển biến nhất định mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp càng thêm sâu sắc. Từ đó phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam có những bước phát triển mới. I. Chính sách về kinh tế - cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai 1. Nguyên nhân và mục đích - Bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 Pháp là nước thắng trận nhưng nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề. Các ngành công nghiệp nông nghiệp thương nghiệp giao thông vận tải đều bị giảm sút nghiêm trọng. Trong khi đó những khoản đầu tư của Pháp ở Nga bị mất trắng. Nợ nước ngoài tăng đồng Frăng bị mất giá nghiêm trọng thị trường bị thu hẹp. Vị trí của nước Pháp trong thế giới tư bản bị giảm sút. - Để hàn gắn khôi phục và phát triển kinh tế nhà cầm quyền Pháp vừa tìm cách thúc đẩy sản xuất trong nước vừa tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa trong đó có cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương 1919-1929 . - Chương trình khai thác lần thứ hai ở Đông Dương do Anbe Xa rô -toàn quyền Đông Dương - vạch ra. Chương trình này được triển khai từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 1919 đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 . 2. Nội dung Thực dân Pháp đã đầu tư với tộc độ nhanh quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm 1924-1929 số vốn đầu tư vào Đông Dương chủ yếu là Việt Nam tăng hơn 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh 1898 - 1918 lên đến 4 tỉ phrăng nhiều nhất là vào nông nghiệp. a. Nông nghiệp - Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vốn vào nông nghiệp năm 1924 là 52 triệu phrăng đến năm 1927 đã lên đến 400 triệu phrăng. - Tư bản Pháp ra sức cướp ruộng đất của nông dân để lập đồn điền chủ yếu trồng cao su. Từ đó. diện tích trồng cao su được mở

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
10    189    3    21-01-2025
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.