TAILIEUCHUNG - Ebook Bao bì dược phẩm Theo hướng dẫn GMP-WHO và nguyên tắc GMP-bao bì dược phẩm: Phần 2

Ebook Bao bì dược phẩm Theo hướng dẫn GMP-WHO và nguyên tắc GMP-bao bì dược phẩm: Phần 2 bao gồm những nội dung về bao bì dược phẩm bằng thủy tinh và phụ tùng bao bì; đảm bảo và kiểm tra chất lượng bao bì dược phẩm; phương pháp tiệt trùng bao bì dược phẩm; vai trò bao bì trong phát triển dược phẩm. | 61 Chương V BAO BÌ DƯỢC PHAM BÀNG THỦY TINH PHỤ TÙNG BAO BÌ BAO Bì DƯỢC PHẨM BẰNG THỦY TINH Thủy tinh với vai trò bao bì dược phẩm Thủy tinh là vật liệu đơn giản đã được dùng làm bao bì từ lâu. Thủy tinh được sản xuất bằng phương pháp nung nóng chảy các hợp chất oxid vô cơ dioxid silic SiO2 với các oxid kiềm và kiềm thổ để có được sản phẩm trong suốt. Trong dạng thuần khiết và ở điều kiện bình thường thủy tinh là một chất trong suốt tương đối cứng khó mài mòn rất trơ hóa học có thể được tạo thành với bề mặt rất nhẵn và trơn. Tuy nhiên thủy tinh rất dễ gãy hay dễ vỡ thành các mảnh nhọn và sắc dưới tác dụng của lực hay nhiệt một cách đột ngột. Có thể giảm nhẹ hay thay đổi tinh chất này của thủy tinh bằng cách thêm một số chất bổ sung vào thành phần khi nấu thủy tinh hay xử lý nhiệt. Xét về khía cạnh bao bì dược phẩm thủy tinh có những ưu điểm và khuyết điểm sau đây 62 a. Những ưu điểm Rắn chắc có thể bảo quản hay vận chuyển . - Không biến dạng khi đóng thuốc lúc nóng. Chịu nhiệt cao có thể hấp autoclav hay tiệt trùng bằng nhiệt . - Không cho chất khí xuyên qua. - Trơ với phần lớn hóa chất - Trong suốt có thể thấy vật chứa bên trong . - Dễ rửa Có thể được sản xuất theo nhiều kiểu dáng và thể tích. Công nghệ vô thuốc hàn và dán nhãn đã hoàn chỉnh. - Thông dụng khắp mọi nơi. Hình 22. Một số dạng bao bì dược phẩm bằng thủy tinh 63 b. Những khuyết điểm - Tỷ trọng cao và nặng chi phí vận chuyển lớn . - Dòn và dễ bể vỡ. - Sản xuất chậm và tốn kém hơn bao bì kim loại hay chất dẻo. Thành phần của bao bì bằng thủy tinh Thành phần của vật liệu thủy tinh Silicat là dioxid silic SiO2 có trong vật liệu dạng đa tinh thể như cát. Silicat có điểm nóng chảy khoảng C F vì thế có hai hợp chất thông thường hay được bổ sung vào cát trong công nghệ nấu thủy tinh nhằm giảm nhiệt độ nóng chảy của nó xuống khoảng C. Một trong số đó là natri carbonat Na2CO3 hay kali carbonat K2CO3 . Tuy nhiên natri carbonat làm cho thủy tinh bị hòa tan trong nước - là điều người ta không mong

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.