TAILIEUCHUNG - Tài liệu: TỤC NGỮ - CA DAO - DÂN CA NGHỆ TĨNH

Khái niệm về Tục ngữ - Ca dao - Dân ca: 1. Tục ngữ và Thành ngữ: - Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán. - Thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu, mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn | A. Khái niệm về Tục ngữ - Ca dao - Dân ca 1. Tục ngữ và Thành ngữ - Tục ngữ Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý một nhận xét một kinh nghiệm một luân lý có khi là một sự phê phán. - Thành ngữ Là một phần câu sẵn có nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh. Có thể nói một cách hình ảnh thành ngữ ngang hàng với từ. Thành ngữ là anh từ đơn độc là em. Vì thành ngữ qua thời gian đã được tập hợp thành cụm. VD Áo rách quần manh Ăn trắng mặc trơn Ăn trên ngồi trốc Dốt đặc cán mai Cá bể chim ngàn Bụng đói cật rét . đều là thành ngữ. Còn Chó cắn áo rách Bệnh quỷ thuốc tiên Người chửa cửa mả . đều là tục ngữ. Hầu hết những câu thành ngữ tục ngữ đầu do nhân dân sáng tác nhưng cũng có những câu rút ra từ các thi phẩm phổ biến hoặc rút từ ca dao dân ca ra. Có người nói tục ngữ là ngạn ngữ nghĩa là lời nói đã lưu hành từ xưa Chữ ngạn có nghĩa là lời nói của người xưa . Như vậy tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở những kinh nghiệm về sinh hoạt sản xuất. Nó là những câu đúc kết những nhận xét đã được nhiều người thừa nhận để hướng dẫn con người ta trong sự nhìn nhận mọi khía cạnh của cuộc đời. Tục ngữ là những câu thông tục thiên về diễn ý đúc kết một số ý kiến dựa theo kinh nghiệm dựa theo luân lý và công lý để nhận xét về con người và xã hội hay dựa theo trí thức để nhận xét về con người và vũ trụ. Trong tục ngữ có cả thành ngữ Chồng yêu xỏ chân lỗ mũi thì xỏ chân lỗ mũi là thành ngữ. 2. Ca dao và dân ca - Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm những tiếng láy những câu láy ở một bài dân ca thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Có thể nói ranh giới giữ ca dao và dân ca không rõ. Ca dao của ta có thể ngâm được nguyên câu. Còn dùng một bài ca dao để hát thì bài ca dao sẽ biến thành dân ca. Vì .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.