TAILIEUCHUNG - Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương - Chương 6: Luật dân sự Việt Nam (Lương Thanh Bình)

Luật dân sự là một ngành độc lập trong hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân dựa trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. | CHƯƠNG VI LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Tài liệu tham khảo Giáo trình Luật dân sự - ĐHQGHN – Nhà xuất bản ĐHQGHN Giáo trình Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Công an nhân dân Giáo trình pháp luật đại cương – ĐHKTQD – Nhà xuất bản ĐHKTQD Văn bản pháp luật Bộ luật dân sự 2005 Các văn bản hướng dẫn thi hành I. Khái niệm luật dân sự Việt Nam Đối tượng điều chỉnh Phương pháp điều chỉnh Định nghĩa Nguồn của Luật dân sự Việt Nam 1. Đối tượng điều chỉnh Quan hệ tài sản Quan hệ nhân thân: Quan hệ nhân thân gắn với tài sản Quan hệ nhân thân không gắn tài sản Quan hệ tài sản Là những quan hệ kinh tế - xã hội cụ thể thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nhất định theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tuân thủ quy luật giá trị Bao gồm: Quan hệ về sở hữu Quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự Quan hệ về thừa kế Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất Quan hệ về bồi thường thiệt hại Quan hệ nhân thân Là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân được pháp luật thừa nhận Quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản: Là những quan hệ xã hội có thuộc tính gắn liền với đời sống tinh thần của một con người và không thể tách rời quan hệ đó Vd: Tên, danh dự, nhân phẩm, uy tín Quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản: Là những giá trị nhân thân khi được xác lập sẽ làm phát sinh các quyền về tài sản Vd: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. 2. Phương pháp điều chỉnh Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật dân sự là tôn trọng sự bình đẳng, thỏa thuận của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự Biểu hiện của sự bình đẳng, thỏa thuận trong quan hệ pháp luật dân sự Các chủ thể đều có quyền tự định đoạt, quyết định trong việc xác lập cũng như giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự Trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, cách thức thông thường và trước hết là các chủ thể thực hiện tự hòa giải, thỏa thuận. Trọng tài hay tòa án chỉ can thiệp khi có yêu cầu và các bên không tự giải quyết được. Trong trách nhiệm dân sự, bên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.