TAILIEUCHUNG - Đề tài: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp dãy số thời gian để phân tích thực trạng nguồn lao động và việc làm tại địa phương
Đề tài trình bày các nội dung sau: phân tích thống kê mô tả, phân tích dãy số thời gian, phân tích thực trạng dân số và nguồn lao động ở tỉnh Thái Nguyên, định hướng và giải pháp giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. | Phát triển các làng nghề: Thái Nguyên đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tăng thêm 59 làng nghề để toàn tỉnh có 180 làng nghề, đủ sức làm đòn bẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn. Mục tiêu cụ thể được xác định là từ nay đến năm 2010 sẽ tăng thêm 22 làng nghề, đến năm 2015 tăng thêm 22 làng nghề nữa và năm 2020 sẽ tăng thêm 15 làng nghề. Trong đó, mở mới 20 làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ và 20 làng nghề trồng nấm, thu hút gần hộ với trên lao động. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các nghề truyền thống của Thái Nguyên như sản xuất chế biến chè, chế biến thực phẩm, nghề đan lát. đã phát triển khá mạnh, tạo bước khởi đầu thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Toàn tỉnh có khoảng cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề với gần lao động, thu nhập từ ngành nghề đạt gần 210 tỷ đồng. Tuy nhiên, mới chỉ có 12 làng nghề được công nhận, còn lại 109 làng nghề chưa được công nhận vì quy mô còn quá nhỏ, giá trị sản xuất và số lao động còn ở mức khiêm tốn, các sản phẩm của làng nghề chưa có thương hiệu, chất lượng không cao, mức độ tiêu thụ còn hạn chế. Các ngành nghề có số làng nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng số làng nghề ở Thái Nguyên như mây tre đan, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, chế biến chè, đồ gỗ mỹ nghệ. có mức độ cơ giới hoá còn nhỏ bé, chủ yếu chỉ ở khâu sơ chế ban đầu như chẻ tre, cưa, xẻ gỗ Hiện nay sản xuất ở làng nghề còn nhỏ, manh mún – đây là hạn chế của làng nghề tại tỉnh Thái Nguyên.
đang nạp các trang xem trước