TAILIEUCHUNG - Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sự biến đổi một vài thông số tâm sinh lý của sinh viên miền Bắc Việt Nam trong phòng thí nghiệm nhiệt ẩm

Luận văn nhằm mục tiêu mô tả sự thay đổi nhiệt độ trung tâm, nhiệt độ da, nhịp tim, lượng mồ hôi bài tiết của sinh viên một số tỉnh miền Bắc khi thay đổi nhiệt độ phòng thí nghiệm; xác định nhiệt độ tiện nghi cho sinh viên một số tỉnh miền Bắc theo cảm giác chủ quan của họ. | Nghiêm Xuân Thăng [27] nghiên cứu trên 70 nam học sinh, 80 nữ học sinh, 40 công nhân nam và 60 công nhân nữ xây dựng - cơ khí (tuổi 18 -25) bằng phương pháp địa vật lý và sinh lý (ngoài việc căn cứ vào tổ hợp các tham số đặc trưng, tốc độ vận động, đối lưu không khí, còn phối hợp quá trình cân bằng nhiệt độ cơ thể với ngoại cảnh). Môi trường tự nhiên ngoài trời đo vào thời điểm gió tây nóng (gió lào) hoạt động. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong điều kiện môi trường nhiệt độ và độ ẩm bằng nhau, thì lượng mồ hôi bài tiết tỷ lệ thuận với cường độ lao động. Ngoài ra thì lượng mồ hôi còn liên quan tới trạng thái tâm lý. Nhiệt độ da và nhiệt độ lõi luôn biến đổi trong một giới hạn nhất định, nhiệt độ lõi biến đổi ít và trong phạm vi hẹp hơn nhiệt độ da. Thân nhiệt thay đổi theo thời gian trong thời gian một ngày đêm, theo mùa, cao nhất từ 14h-16h và thấp nhất từ 2h- 4h. Thân nhiệt phụ thuộc vào trạng thái hoạt động, tùy theo tính chất công việc và cường độ lao động, nhất là lao động chân tay. Thực nghiệm cho thấy trong thời gian 30 phút – 60 phút sau khi lao động, nhiệt độ lõi tăng nhanh, sau đó nhiệt độ lõi không tăng. Cường độ lao động càng lớn thì nhiệt độ lõi tăng càng mạnh, ngược lại nhiệt độ da giảm trong quá trình lao động, lúc đầu giảm nhanh sau không giảm.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.