TAILIEUCHUNG - Bài giảng Di truyền học: Phần 1 - GV. Trương Thị Bích Phượng

Bài giảng Di truyền học: Phần 1 trình bày bản chất của vật chất di truyền, sao chép DNA, cơ sở tế bào học của tính di truyền, các quy luật di truyền của Mendel, tương tác gen, học thuyết di truyền nhiễm sắc thể, di truyền học vi khuẩn. | Bài giảng điện tử Môn Di truyền học 45 tiết Trương Thị Bích Phượng Khoa Sinh học Trường đại học Khoa học Đại học Huế Chương 1. Bản chất của vật chất di truyền Mục tiêu của chương Giới thiệu bản chất của vật chất di truyền là DNA thành phần cấu trúc của phân tử DNA dạng DNA khác nhau trong tế bào. Số tiết 6 Nội dung I. DNA là vật chất di truyền Năm 1968 Frederich Miescher Thụy Điển phát hiện ra trong nhân tế bào bạch cầu một chất không phải là protein và gọi là nuclein. Về sau thấy chất này có tính acid nên gọi là acid nucleic. Acid nucleic có 2 loại là desoxyribonucleic DNA và ribonucleic RNA . Năm 1914 R. Feulgen nhà hóa học người Đức tìm ra phương pháp nhuộm màu đặc hiệu đối với DNA. Sau đó các nghiên cứu cho thấy DNA của nhân giới hạn trong NST. Nhiều sự kiện cho gián tiếp cho thấy DNA là chất di truyền. Mãi đến năm 1944 vai trò mang thông tin di truyền của DNA mới được chứng minh và đến năm 1952 mới được công nhận. 1. Các chứng minh gián tiếp Nhiều số liệu cho thấy có mối quan hệ giữa DNA và chất di truyền - DNA có trong tế bào của tất cả các vi sinh vật thực vật động vật chỉ giới hạn ở trong nhân và là thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể. Đó là một cấu trúc mang nhiều gen xếp theo đường thẳng. - Tất cả các tế bào dinh dưỡng của bất kỳ một loại sinh vật nào đều chứa một lượng DNA rất ổn định không phụ thuộc vào sự phân hóa chức năng hoặc trạng thái trao đổi chất. Ngược lại số lượng RNA lại biến đổi tùy theo trạng thái sinh lý của tế bào. - Số lượng DNA tăng theo số lượng bội thể của tế bào. Ở tế bào sinh dục đơn bội n số lượng DNA là 1 thì tế bào dinh dưỡng lưỡng bội 2n có số lượng DNA gấp đôi. - Tia tử ngoại UV có hiệu quả gây đột biến cao nhất ở bước sóng 260nm. Đây chính là bước sóng DNA hấp thu tia tử ngoại nhiều nhất. Tuy nhiên trong các số liệu trên thành phần cấu tạo của NST ngoài DNA còn có các protein. Do đó cần có các chứng minh trực tiếp mới khẳng định vai trò vật chất di truyền của Dna. 2. Thí nghiệm biến nạp DNA Transformation Hiện tượng biến nạp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.