TAILIEUCHUNG - Giáo án Tiếng việt 4 tuần 22 bài: Con vịt xấu xí
Tham khảo bộ sưu tập giáo án Tiếng việt lớp 4 bài kể chuyện Con vịt xấu xí sẽ đem đến cho các bạn có những thú vị mới trong việc dạy và học. Bài học giúp học sinh rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe thầy cô giáo kể chuyện, nhớ chuyện. Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. Đồng thời cũng rèn kĩ năng nói: Nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện, sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh hoạ trong sgk, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. | GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 4 TUẦN 22: Môn:KỂ CHUYỆN Bài: CON VỊT XẤU XÍ I. Mục tiêu: - Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến. - Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác. II. Phương tiện: - Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. - Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá kể chuyện: + Nội dung câu chuyện (có hay, có mới không có phù hợp với đề bài không?) + Cách kể (có mạch lạc không, ro ràng không? giọng điệu, cử chỉ) + Khả năng hiểu câu chuyện của người kể. - 4 bức tranh minh hoạ truyện đọc trong SGK phóng to.( Bộ tranh KC-4 ) - Ảnh thiên nga (nếu có) III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn kể chuyện; * Sắp xếp lại thứ tự các tranh minh hoạ câu chuyện theo trình tự đúng: - Gọi HS đọc đề bài. - GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch yêu cầu đề. - GV treo 4 bức tranh minh hoạ truyện lên bảng không theo thứ tự câu chuyện ( như SGK) - HS sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện. + HS quan sát, suy nghĩ, nêu cách sắp xếp của mình kết hợp trình bày nội dung. + Gọi HS tiếp nối phát biểu. * Kể trong nhóm: - HS thực hành kể trong nhóm đôi. + Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể. + Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện. + Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc, kết truyện theo lối mở rộng. * Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể. - GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện. - Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. - Cho điểm HS kể tốt. 3. Củng cố – dặn dò: -Câu chuyện có ý nghĩa gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em đã được nghe cho các bạn nghe và kể cho người thân nghe. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị về việc đọc trước câu chuyện của các tổ viên. - Cả lớp lắng nghe. - 2 HS đọc thành tiếng. - HS lắng nghe. + Tiếp nối nhau đọc. - Suy nghĩ, quan sát nêu cách sắp xếp + Tranh 1: Vợ chồng thiên nga gửi con lại nhờ vợ chồng nhà vịt trông giúp. + Tranh 2: Vịt mẹ dẫn con ra ao. Thiên nga con đi sau cùng, trông thật cô đơn và lẻ loi. + Tranh 3: Vợ chồng thiên nga xin lại thiên nga con và cám ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con. + Tranh 4: Thiên nga con theo bố mẹ bay đi. Đàn vịt ngước nhìn theo, bàn tán, ngạc nhiên. - 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện. - 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện. + Vì sao đàn vịt con đối xử không tốt với thiên nga? + Qua câu chuyện này bạn thấy vịt con xấu xí là con vật như thế nào? + Bạn học được đức tính gì ở vịt con xấu xí ? - HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu -Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác. - HS cả lớp.
đang nạp các trang xem trước