TAILIEUCHUNG - Ứng xử khi trẻ hay cãi

Việc hiểu được nguyên nhân dẫn đến cách hành xử của trẻ sẽ giúp cha mẹ hạn chế được mâu thuẫn không đáng có. Từ đó biết cách ứng xử cho phù hợp, vừa không làm con nổi loạn hay ấm ức vừa không làm mất vị thế của cha mẹ trước mặt trẻ. việc trẻ đến tuổi "ô mai" thường hãy cãi với cha mẹ và người lớn xuất phát từ những thay đổi tâm sinh lý của trẻ. | Ứng xử khi trẻ hay cãi Việc hiểu được nguyên nhân dẫn đến cách hành xử của trẻ sẽ giúp cha mẹ hạn chế được mâu thuẫn không đáng có. Từ đó biết cách ứng xử cho phù hợp vừa không làm con nổi loạn hay ấm ức vừa không làm mất vị thế của cha mẹ trước mặt trẻ. việc trẻ đến tuổi ô mai thường hãy cãi với cha mẹ và người lớn xuất phát từ những thay đổi tâm sinh lý của trẻ. Kèm theo đó là cảm giác muốn độc lập thành người lớn được tôn trọng và đối xử công bằng. Nên khi thấy cha mẹ không chịu nhìn nhận không thay đổi cách đối xử trẻ cảm thấy không được tôn trọng rồi bắt đầu cãi lại. Tâm lý họcgọi đây là giai đoạn tranh giành quyền lực giữa cha mẹ khi đưa ra những nguyên tắc quy tắc ứng xử với con cái có nhu cầu đang phát triển tâm lý khẳng định cái tôi . cha mẹ cần nhớ mục đích cuối cùng của người lớn khi giáo dục con cái là thiết lập các nguyên tắc hành vi ứng xử lên trẻ cho nên cần phải làm sao tránh mâu thuẫn cãi vã với con. Để thực hiện được tiêu chí đó phụ huynh cần lưu ý những điểm sau 1. Chấp nhận mâu thuẫn xung đột xem đó là vấn đề tất yếu trong mối tương quan với trẻ dậy thì Cần xem vấn đề này là một tín hiệu tích cực cho thấy con mình đang lớn và phát triển bình thường. Có rất nhiều mâu thuẫn xung đột nhưng không hẳn tất cả đều mang nghĩa xấu. Nghệ thuật làm cha mẹ là hiểu được động lực chính của tuổi dậy thì và học cách tránh né những cơn giận dữ không cần thiết. Nhiều cha mẹ không hiểu hay không chấp nhận thực tế này và cho rằng trẻ quá hỗn không thể chấp nhận được thì sẽ không thể giáo dục con được. 2. Cha mẹ hãy tâm niệm rằng mình đang nói chuyện với một đứa trẻ lớn chứ không hẳn là trẻ nhỏ như trước kia Nếu bình tĩnh nhìn nhận một cách tích cực trong phản ứng của con cha mẹ sẽ thấy trẻ đang muốn thay đổi cách thức đối xử hay thiết lập kiểu quan hệ mới. Đó là kiểu quan hệ bình đẳng tôn trọng được thể hiện quan điểm lập trường chính kiến của bản thân. Tức là muốn trở thành và được đối xử ngang hàng như người lớn và nguyện vọng độc lập không muốn sự áp đặt của trẻ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.