TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu trao đổi: Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Nghiên cứu trao đổi: Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển các quy định về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lí vi phạm hành chính, thực tiến ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lí vi phạm hành chính, giải quyết mâu thuẫn giữa quy định pháp luật và thực tiễn ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lí vi phạm hành chính. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl THẨM QỊỊYÈN BAN HÀNH VĂN BAN QỊỊY phạm pháp luật vỉ ẴỦ ú VI PHẠM HÀNH CHÍNH 1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển các quy định về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lí vi phạm hành chính Nghiên cứu sự phát triển của các quy định về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lí vi phạm hành chính ở nước ta sáu mươi năm qua cho thấy sự phong phú đa dạng của cách thức quy định qua các thời kì khác nhau và xu hướng xác định ngày càng cụ thể rõ ràng hơn. Trong những năm đầu của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà chưa có văn bản nào đặt ra quy định chung về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lí vi phạm hành chính. Tuy nhiên căn cứ vào nội dung cụ thể của các văn bản được ban hành vào thời kì này thì có thể kết luận là có nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lí vi phạm hành chính. Đó là Quốc hội Chủ tịch nước Uỷ ban thường vụ Quốc hội UBTVQH Hội đồng Chính phủ HĐCP Thủ tướng Chính phủ một số bộ trưởng Bộ công an Bộ văn hoá. . Nội dung này sẽ được minh hoạ rõ hơn trong phần nói về thực tiễn ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lí vi phạm hành chính. Theo Nghị định số 143 CP ngày 27 5 1977 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về phạt vi cảnh thì HĐCP và hội đồng nhân dân HĐND các cấp là những cơ quan có thẩm TS. TRẦN MINH HƯƠNG quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi cảnh. Điều 2 của Nghị định trên trao cho HĐND các cấp quyền quy định cụ thể về những vấn đề của địa phương đồng thời cũng đặt ra đòi hỏi đối với những quy định loại này là không được trái với Điều lệ xử phạt vi cảnh. Bên cạnh đó Nghị định cũng quy định tại Điều 3 Các ông Bộ trưởng Bộ nội vụ Bộ giao thông vận tải Bộ nội thương Bộ hải sản Bộ lâm nghiệp Bộ văn hoá Bộ y tế và Bộ tài chính theo chức năng và quyền hạn của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành bản Điều lệ về phạt vi cảnh . Như vậy HĐND các cấp có thể ban hành văn bản quy định về những vấn đề của địa phương và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.