TAILIEUCHUNG - Tính duy lý của nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nghiệp - Ngô Thị Phương Lan

Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Văn hóa – Lịch sử có thêm tài liệu tham khảo, nội dung bài viết "Tính duy lý của nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nghiệp" dưới đây. Nội dung bài viết trình bày những vấn đề lý thuyết về tính duy lý của nông dân, tính duy lý và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của nông dân đồng bằng sông Cửu Long,. | Tạp chí Dân tộc học sô ỉ - 2010 25 TÍNH DUY LÝ CỦA NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYÊN DỊCH cơ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP Trong những năm gần đây cụm từ được mùa rớt giá đã quá quen thuộc trong đời sống thường ngày cùa người nông dân nhiều địa phương nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL và cả trên báo chí thể hiện sự nghịch lý sự bế tắc của nền nông nghiệp và cùa người nông dân. Góp phần lý giải cho hiện tượng trên đây bài viết này tập trung phân tích hai yếu tố tính duy lý của người nông dân ưong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và vai trò của Nhà nước trong quá trình này. 1. Tính duy lý của nông dân những vấn đề lý thuyết Dựa trên quan điểm của kinh tế học tân cổ điển neoclassic economics về bản chất của con người thuyết sự chọn lựa duy ỉỷ rational choice coi hành vi của con người bao giờ cũng hướng tới việc tối đa hóa lợi ích bản thân giảm thiểu chi phí và quan tâm đến xác suất thành công cùa những hành động khác nhau. Lý thuyết này về sau được áp dụng và phổ biến trong Xã hội học và Chính trị học để giải thích về hành vi của con người qua một số lý thuyết như social choice lựa chọn xã hội public choice lựa chọn chung game theory thuyết trò chơi . Tiền đề quan trọng của thuyết sự chọn lựa duy lý là NGỒ THỊ PHƯƠNG LAN - Những chủ thể hành động bị chi phối bởi sự tối đa hóa lợi ích cá nhân không bị cản trở bởi những yếu tố khác và những quy tắc xã hội Coleman 1990 tr. 503 trích trong Zey 2001 tr. 12751 . - Các chủ thể hành động không tình cảm không phi lý không bốc đồng và không có thói quen trong chọn lựa mà họ luôn hành động một cách duy lý Zey 2001 tr. 12751 . Áp dụng lý thuyết sự lựa chọn duy lý này vào trường hợp nông dân Việt Nam công trình The Rational Peasant the Political Economy of Rural Society in Vietnam 1979 của Samuel Popkin với cách tiếp cận political economy kinh tế chính trị đã xem nông dân Việt Nam là những người luôn săn sàng nắm bắt cơ hội và chấp nhận rủi ro để tăng mức sinh tồn subsistence mặc dù .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.