TAILIEUCHUNG - Ebook Thượng kinh ký sự - Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thượng kinh ký sự là tập hồi ký ghi chép lại lần về kinh thành Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Tập hồi ký có giá trị Y học, Văn học, Lịch sử sâu sắc đối với chúng ta ngày nay. Mời bạn đọc tham khảo. | Thượng Kinh Ký Sự Hải Thượng Lãn Ông í ụ í ỉ ỉ lũĩií ụ I ãy mua sách n hợp phảp dề úng hộ các Đơn vị xuấl Lãn vã các Tâc g ĩi ì ThuVien nline Hải Thượng Lãn Ông là tên hiệu của Lê Hữu Trác một nho gia và danh y Việt Nam vào cuối đời Hậu Lê. Ông sinh năm 1721 người xã Liêu xá huyện Đường Hào trấn Hải Dương nay thuộc phủ Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên . Ông thuộc dòng dõi một gia đình có nhiều đời đại đăng khoa. Cha và chú đều đỗ tiến sĩ và làm quan đến đại thần. Lúc còn trẻ ông đã nổi tiếng hay chữ. Đến năm 20 tuổi gặp buổi nhiễu nhương chúa Trịnh Giang độc đoán giặc giã nổi lên khắp nơi ông quyết định xếp bút nghiên theo việc đao cung. Đang ở trong quân ngũ ông phải về quê ngoại là huyện Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh bây giờ để thay người anh thứ năm phụng dưỡng mẹ già. Tại Hương Sơn ông mắc phải một chứng bệnh dai dẳng may nhờ một y sĩ họ Trần cứu chữa. Từ đó ông quyết định rời bỏ quan lộ dốc lòng nghiên cứu y học trở thành một y sĩ có tiếng. Ông mở trường dạy y học và ra công trước tác một bộ sách y khoa đồ sộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh. Năm 1782 ông được quan Chính Đường Huy Quận Công Hoàng Đình Bảo tiến cử lên kinh đô chữa bệnh cho Thế Tử Trịnh Cán con chúa Trịnh Sâm và Tuyên Phi Đặng Thị Huệ . Tuy việc chữa bệnh không thành ông đã phải ở kinh đô trong khoảng một năm. Cũng may là ông về nhà kịp trước khi xảy ra loạn Kiêu Binh mở đầu một thời kỳ đại loạn trong lịch sử Việt Nam kéo dài đến năm 1802 mới chấm dứt. Sau khi về ông ghi lại những điều mắt thấy tai nghe tại kinh đô trong cuốn tùy bút Thượng Kinh Ký Sự . Sách này thường được in trong phần phụ lục của Y Tông Tâm Lĩnh. Ông mất năm 1791. Trong văn học lịch triều đây là một thiên tùy bút hiếm có. Các nhà nho xưa ít khi nói về mình. Nhưng trong cuốn này tác giả đã không ngại để cái Tôi đóng một vai trò quan trọng. Ngoài ra ông còn ghi lại những bài ngâm vịnh cùng nhiều danh sĩ tại kinh đô. Vào năm 1924 bản dịch của Nguyễn Trọng Thuật đã được đăng trong Nam Phong Tạp Chí. Chúng tôi xin trích nhiều đoạn trong bản dịch của

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.