TAILIEUCHUNG - Mẫu đề trong ca dao

Tìm hiểu kết cấu ca dao dưới góc độ các mẫu đề phù hợp với đặc trưng của văn học dân gian và đặc trưng thể loại, có ý nghĩa trong việc gợi ý con đường, phương pháp đến với cái hay, cái đẹp rất riêng của ca dao. Mỗi mẫu đề có những công thức của nó. Để xác định mẫu đề trong ca dao, bài viết tập hợp những bài ca dao gần gũi, có chung nội dung, chủ đề và nhiều công thức truyền thống giống nhau vào một nhóm và coi đó là một mẫu đề để nghiên cứu. | 46 TẠP CHÍ KHOA HOC XA HÔI SO 3 175 -201 3 MÂU ĐẼ TRONG CA DAO TÓM TẮT Tìm hiểu kết cấu ca dao dưới góc độ các mẫu đề phù hợp với đặc trưng của văn học dân gian và đặc trưng thể loại có ý nghĩa trong việc gợi ý con đường phương pháp đến với cái hay cái đẹp rất riêng của ca dao. Mỗi mẫu đề có những công thức của nó. Để xác định mẫu đề trong ca dao bài viết tập hợp những bài ca dao gần gũi có chung nội dung chủ đề và nhiều công thức truyền thống giống nhau vào một nhóm và coi đó là một mẫu đề để nghiên cứu. Mẫu đề motif được ghi lần đầu trong Từ điển âm nhạc 1703 của S. Brossard 1655-1730 . Goether đưa khái niệm này vào tác phẩm Về thi ca tự sự và thi ca kịch nghệ 1797 . Đầu thế kỷ XX Vêxêlôpxki nghiên cứu mẫu đề và xem mẫu đề như là yếu tố không thể phân chia nhỏ hơn của văn bản ngôn bản. Theo Từ điển thuật ngữ văn học mẫu đề là tiếng Hán-Việt do người Trung Quốc phiên âm từ chữ motif trong tiếng Pháp có nghĩa là chủ đề đề tài còn được coi là khuôn kiểu dạng nhằm chỉ những thành tố những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật nhất là trong văn học dân gian Lê Bá Hán Trần Đình Sử Nguyễn Khắc Phi chủ biên 1992 tr. 136 . Trong ca dao và thơ trữ tình phạm vi Nguyễn Thị Thu Hà. Tiến sĩ. Học viện Hành chính Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh . NGUYỄN THỊ THU HÀ mẫu đề được bộc lộ rõ và xác định vì thế việc nghiên cứu mẫu đề thể hiện sự độc đáo trong ý thức nghệ thuật của người sáng tác. Motif gắn với thế giới tư tưởng và xúc cảm của tác giả một cách trực tiếp hơn so với các thành tố khác của hình thức nghệ thuật nhưng khác với các thành tố ấy motif không mang tính hình tượng độc lập không mang tính toàn vẹn thẩm mỹ chỉ trong quá trình phân tích cụ thể sự vận động của motif chỉ trong việc soi tỏ tính bền vững và tính cá thể ở sự hàm nghĩa của nó nó mới có được ý nghĩa và giá trị nghệ thuật Nhiều tác giả 1985 tập 1 . Việc tìm hiểu kết cấu ca dao dưới góc độ các mẫu đề các công thức truyền thống phù hợp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.