TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu công nghệ bê tông tự lèn vào công trình bảo vệ bờ trên nền đất yếu

Hiện nay bờ biển nước ta bị xói lở do sự ảnh hưởng của quá trình vận động tự nhiên trên nền đất mềm yếu, do ảnh hưởng của áp thấp, bão và thủy triều. Việc chống sạt lở bờ bao gồm đê biển, bờ biển, bờ sông, đập, các công trình thủy lợi luôn có ý nghĩa quan trọng. Tham khảo nội dung bài viết "Nghiên cứu công nghệ bê tông tự lèn vào công trình bảo vệ bờ trên nền đất yếu" để hiểu hơn về vấn đề này. | NGHIÊN CÚU CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG TỰ LÈN VÀO CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ TRÊN NỀN ĐẤT YẾU KS. Lương Thị Thanh Hương KS. Bùi Văn Tình Học viên cao học 16C1-ĐHTL TS. Vũ Quốc Vương Bộ môn Vật liệu xây dựng - ĐHTL GS. TS. Phạm Ngọc Khánh Bộ môn Sức bền vật liệu - ĐHTL Tóm tăt Hiện nay bờ biển nước ta bị xói lở do sự ảnh hưởng của quá trình vận động tự nhiên trên nền đất mềm yếu do ảnh hưởng của áp thấp bão và thủy triều. Việc chống sạt lở bờ bao gồm đê biển bờ biển bờ sông đập các công trình thủy lợi. luôn có ý nghĩa quan trọng. Với công nghệ bê tông truyền thống áp dụng cho công trình bảo vệ bờ này đều có hiện tượng xâm thực do bê tông có độ rỗng lớn đặc biệt đối với dự án đê kè áp dụng bằng sáng chế 5874 thì bê tông rỗng rất nhiều vì cục 5874 rất nhiều góc cạnh. Vậy nên việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ bê tông tự lèn vào dự án bảo vệ bờ đoạn xung yếu bờ biển Ãp Cồn Trứng xã Trường Long Hòa huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh sẽ khắc phục được nhược điểm bê tông rỗng làm tăng tuổi thọ công trình và tăng nhanh thời gian thi công. 1. Đặt vấn đề. - Do sự phá hoại của gió và dòng chảy thủy triều Do tác động của thủy triều và gió Tây Nam nên khi sóng vào thì dâng cao sóng ra rút nhanh làm hóa lỏng lớp cát hạt mịn trên bờ sau đó rút ra nhanh đây là tác nhân làm bào mòn hạ thấp bãi biển lấn đường bờ vào đất liền. - Do ảnh hưởng của sự thay đổi địa hình và tác động của con người Do hiện tượng cát bay cát nhảy và cát bồi tạo nên những đụn cát lớn nhỏ. Dải cây phi lao là những cây cao lớn không có loại cây thấp mật độ quá thưa không có khả năng chắn giữ cát hệ số nhám giảm năng lượng sóng quá nhỏ không có khả năng gây bồi giữ bãi. Nhiều đoạn bờ không có cây chắn sóng do con người khai thác làm phá vỡ hệ rừng phòng hộ. Việc đào đất đắp đê để trồng trọt cũng là một nguyên nhân khiến cho lượng cát bị sóng kéo đi nhanh hơn. - Ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu toàn cầu Nhiệt độ trái đất nóng lên làm mực nước biển dâng cao. - Ảnh hưởng của địa chất thềm lục địa xấu Toàn bộ chiều dài 3500m đã được .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.