TAILIEUCHUNG - Mô phỏng bài toán va chạm khối cát kháng chấn bằng phương pháp phần tử hữu hạn

Một vài nét về các nghiên cứu thí nghiệm mô hình vật lý và mô phỏng phương pháp liên quan, mô phỏng va chạm bằng phương pháp phần tử hữu hạn,. là những nội dung chính trong bài viết "Mô phỏng bài toán va chạm khối cát kháng chấn bằng phương pháp phần tử hữu hạn". để nắm bắt nội dung chi tiết. | MO PHONG BÀI TOÁN VA CHẠM KHOI CAT KHANG CHẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN ThS. Hồ Sỹ Tâm - ĐH Kanazawa Nhật Bản . Masuya Hiroshi - ĐH Kanazawa Nhật Bản PGS. TS. Nguyễn Cảnh Thái - ĐH Thủy lợi Tóm tắt Bài báo nghiên cứu sử dụng phương pháp PTHH mô phỏng quá trình va chạm của một vật rơi hình cầu vào khối cát hình lập phương dùng trong bộ phận kháng chấn của các kết cấu bảo vệ đá rơi. Khối cát được nghiên cứu chịu va chạm bởi vật rơi từ độ cao khác nhau với hai loại điều kiện biên hông biến dạng hông tự do FD và biến dạng hông hạn chế bởi vật liệu cùng loại MC . Kết quả nghiên cứu được kiểm định bằng cách so sánh với thí nghiệm mô hình vật lý tương đương. Một số nhận xét và kết luận về tính chính xác của mô hình và sự ảnh hưởng chiều cao đá rơi đến đặc điểm va chạm đã được rút ra. 1. Tổng quan Đá rơi là thảm họa tự nhiên diễn ra thường xuyên ở vùng núi mặc dù khối lượng của nó không lớn khi so sánh với trượt đất trượt đá và tuyết lở. Tuy nhiên với tần suất xảy ra thường xuyên quãng đường dịch chuyển dài và đặc biệt là rơi tự do từ độ cao lớn nên nó gây ra các tác động khó lường cùng với năng lượng va chạm lớn. Các đối tượng chịu tác động mạnh mẽ của thảm họa đá rơi là cơ sở hạ tầng như đường giao thông đường sắt hệ thống cung cấp và truyền tải điện nhà máy thủy điện. và đặc biệt là các công trình xây dựng và tính mạng người dân sống bên cạnh sườn núi. Đe giảm thiểu các tác động do đá rơi gây ra hiện nay trên thế giới thường dùng phố biến các loại công trình như hàng rào lưới tường đê và đường hầm. Các loại công trình này hoặc là bản thân có khả năng hấp thụ năng lượng va chạm hoặc được bố trí thêm các bộ phận có khả năng hấp thụ và triệt tiêu năng lượng do va chạm gây ra. Với các loại công trình vững chắc như tường bê tông cốt thép đường hầm hoặc hành lang thì cát là loại vật liệu phố biến làm thiết bị kháng chấn. Cát là vật liệu hạt rời có khả năng hấp thu năng lượng nhờ biến dạng khá tốt ma sát giữa các hạt cát cũng là một lợi thế giúp cho việc tiêu tán .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.