TAILIEUCHUNG - Thực hành 2: Ước lượng khoảng và kiểm định giả thuyết thống kê

Cùng nắm kiến thức trong bài thực hành 2 "Ước lượng khoảng và kiểm định giả thuyết thống kê" thông qua việc tìm hiểu các nội dung sau: ước lượng khoảng tự động, tự tính khoảng tin cậy, kiểm định giả thuyết. | Thực hành 2: Ước Lượng Khoảng Và Kiểm Định Giả Thuyết Thống Kê Nếu giả định 1-6 thỗ mãn, ta có Dùng kết quả này, ta có khoảng bk ± tcse(bk) có 1 – phần trăm chứa đựng giá trị thực k. tc được lấy từ phân phối t sao cho P( t ≥tc) =P( t ≤−tc) =α/2. I. Ước lượng khoảng tự động Để ước lượng khoảng tin cậy, ta dùng chức năng Regression trong Data Analysis . trước hết, ta mở workfile chứa dữ liệu cần thiết và chọn Tools/Data Analysis. Trong hộp thoại Data Analysis, ta chọn Regression. Ta thấy hộp thoại Regression xuất hiện như sau Trong hộp thoại, bạn đánh dấu ô Confidence Level và chọn khoảng tin cậy. Mặc định, khoảng tin cậy là 95%. Excel sẽ cho kết quả như sau II. Tự tính khoảng tin cậy Dùng chức năng Data Analysis/Regression là nhanh chóng và dễ dàng nhất để ước lượng khoảng dành cho bêta. Ngoài ra, ta cũng có thể tự tính khoảng ước lượng. Ta có thể tính bk và se(bk) theo công thức đã học hoặc lấy từ kết quả chạy hàm Regression. Để tính tc sao cho có a/2 phần trăm xác suất nằm ở mỗi đuôi của phân phối t, ta có thể dùng hàm TINV của Excel. Ta có thể chọn Insert/Functions và chọn hàm TINV Điền vào các thông số, ta có Và ta có thể tạo một template như sau Khi bạn nhập số liệu cần thiết vào, bạn sẽ có câu trả lời III. Kiểm định giả thuyết Ta cần dùng 2 hàm TINV và TDIST trong Excel a. Kiểm định giả thuyết một phía Để kiểm định giả thuyết H0 : 1 = 0 so với giả thuyết H1 : 1 > 0 , chúng ta dùng kiểm định một phía. Nếu ta chọn độ tin cậy là 95%, ta có giá trị quyết định tc (38) là giá trị nằm ở phần trăm thứ 95 trên đường phân phối t. Ta có thể dùng hàm TINV(, 38) = . Lưu ý hàm TINV( độ quyết định, độ tự do) cho ta giá trị tc hai phía. Vì vậy, nếu ta muốn độ quyết định 5% một phía, ta phải tính TINV hai phía với độ quyết định 10%. Thông số kiểm định là t Để tính giá trị P, ta dùng hàm TDIST. Bạn có thể làm template như sau Ta thấy thông số kiểm định t = nằm trong vùng loại bỏ và giá trị P nhỏ hơn độ quyết định 5%, ta có thể loại bỏ giả thuyết H0. Để kiểm định giả thuyết Ho : b1 ≤ 5 so với H1: b1 >5. ta tiến hành những bước như trên nhưng thay H0 từ 0 thành 5. Qua tính toán của Excel, ta thấy t = nằm trong vùng loại bỏ, và giá trị P nhỏ hơn độ quyết định. Ta loại bỏ giả thuyết H0. Khi ta kiểm định giả thuyết một phía trái, ví dụ H0: ≥ 0 so với H1: < 0, ta tiến hành những bước như trên nhưng ta phải đổi dấu tc thành –tc. b. Kiểm định hai phía Ta muốn kiểm định giả thuyết H0: 1 = 0 so với H1: ≠ 0. Ta có thể theo các bước như trên, nhưng lưu ý nhập đúng độ quyết định = . Ta thấy giá trị quyết định t = nằm trong vùng loại bỏ, và giá trị P nhỏ hơn độ quyết định. Do đó, ta loại bỏ H0 và kết luận : ≠ 0. Ngỗi ra, kiểm định giả thuyết này còn có thể được thực hiện trong kết quả của hàm Regression. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng cho trường hợp kiểm định giả thuyết H0: 1 = 0.

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.