TAILIEUCHUNG - Ứng phó khi bị “cướp công”

Một thực tế đáng buồn là các sếp thường hay “vô tình” mượn tạm ý tưởng của nhân viên hoặc giành phần nhiều công lao từ nỗ lực đóng góp của cấp dưới. Theo khảo sát của Tập đoàn nghiên cứu Persuadable, 25% người được hỏi cho biết họ cảm thấy không thoải mái với cấp trên, do thường bị giành công. Một nhân viên giải thích, “Sếp thường bác hết tất cả các ý kiến của tôi để rồi vài tuần sau, sáng kiến sếp đưa ra lại là một trong số ấy”. Được một lần, sẽ có lần. | Ứng phó khi bị cướp công Một thực tế đáng buồn là các sếp thường hay vô tình mượn tạm ý tưởng của nhân viên hoặc giành phần nhiều công lao từ nỗ lực đóng góp của cấp dưới. Theo khảo sát của Tập đoàn nghiên cứu Persuadable 25 người được hỏi cho biết họ cảm thấy không thoải mái với cấp trên do thường bị giành công. Một nhân viên giải thích Sếp thường bác hết tất cả các ý kiến của tôi để rồi vài tuần sau sáng kiến sếp đưa ra lại là một trong số ấy . Được một lần sẽ có lần hai Theo chuyên gia tâm lý công sở Janet Scarborough Civitelli của trang web Một số cấp trên thường hưởng không thành tích của nhân viên vì họ thiếu tinh tế không nhận ra sự bất công khi lấy cắp nỗ lực của cấp dưới. Theo Civitelli nếu bạn bị sếp ăn cắp ý tưởng hãy chuẩn bị tinh thần và chú ý tránh để tái diễn ở lần sau. Nhưng nếu chuyện vô tình mượn tạm này thường xuyên xảy ra đã đến lúc bạn cần lên kế hoạch hành động. Trước khi làm rõ trắng đen với sếp bạn cần cân nhắc kết quả hay hậu quả sau đó. Chẳng hạn bạn hãy hỏi chính mình nếu sếp đưa ra ý kiến của bạn nhưng cấp trên lại bác bỏ liệu bạn có cảm giác tức tối như mình bị cướp công như vậy không Và nếu bạn vẫn chắc chắn rằng bạn cần nói chuyện với sếp về vấn đề này hãy hẹn gặp riêng để thảo luận với sếp. Carolyn Thompson tác giả quyển sách Ten Secrets to Getting Promoted cho biết Hãy hỏi vì sao bạn không được ghi nhận công lao và lắng nghe câu trả lời của sếp. Ghi chú lại các điểm thảo luận và ngày tháng để sếp biết bạn coi trọng buổi nói chuyện này chứ không phải hỏi bâng quơ để thỏa mãn tự ái nhất thời. Yêu cầu được công nhận các đóng góp cho nhóm trong thời gian tới và chia sẻ với sếp cảm giác bị hất chân khi bị lờ đi nỗ lực của chính mình. Một vài lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn ứng phó khéo léo hơn trong tình huống này Lưu giữ chứng cứ Theo Civitelli Bạn không nên đưa ra những ý tưởng nổi bật trong những cuộc trao đổi cá nhân hoặc email riêng giữa hai người vì như thế rất dễ bị mượn tạm . Ghi chú cẩn thận trong các cuộc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.