TAILIEUCHUNG - MẤY NÉT TỔNG HỢP VỀ THIÊN TÀI QUÂN SỰ CỦA NGUYỄN HUỆ
Con người và kĩ thuật là những nhân tố chủ yếu quyết định sự phát triển các phương pháp tiến hành chiến tranh và chiến đấu trong đó con người là nhân tố quyết định nhất. Người nông dân và những người yêu nước thuộc các tầng lớp khác, một khi tham gia hàng ngũ nghĩa quân, với lòng căm thù chế độ chuyên chế hà khắc của vua quan, căm thù chế độ áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến, với lòng yêu nước chống xâm lược đều mang một phẩm chất mới vào trong quân đội Tây. | Ông lại là người liêm chính, không tham của cải, không tham danh vọng. Đó cũng là điều hiếm có, không chỉ hiếm trong các tướng lĩnh phong kiến mà hiếm có trong cả các tướng lĩnh Tây Sơn thời bấy giờ. Vũ Văn Nhậm khi đem quan ra đánh Nguyễn Hữu Chỉnh vừa vào thành Thăng Long của gôm trước thì sáng hôm sau đã cho quân đi cướp bóc nhân dân. Nguyễn Huệ thì khác. Khi ông đem quân ra Bắc Hà đánh nhà Trịnh, vào tới Thăng Long, một mặt ông nghiêm cấm quân sĩ không được tơ hào của dân, một mặt ông đem của cải trong kho chúa Trịnh phân phát cho quân sĩ. Về danh vọng, những lãnh tụ và tướng lĩnh thời Tây Sơn như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm, một khi đã có điều kiện thuận lợi, có quyền thế trong tay đều mưu bá đồ vương, giành cho mình những cái gì là phú quý nhất, vinh hoa nhất, danh vọng nhất. Nhưng Nguyễn Huệ thì khác hẳn. Ông là một tướng bách thắng, đánh đâu được đấy, lúc nào cũng có quân đội trong tay, công lao lớn nhất trong các lãnh tụ thời Tây Sơn, vậy mà lúc nào ông cũng nhận về mình với tư cách là một người tướng, nhường ngôi danh vọng cao nhất cho Nguyễn Nhạc. Ngay cả sau cuộc xung đột giữa hai anh em, Nguyễn Huệ vẫn cũng nhận mình là một người tướng của Nguyễn Nhạc, vẫn thừa nhận ngai vàng Thái đức hoàng đế của Nguyễn Nhạc. Khi đem quân ra Bắc Hà đánh đổ nhà Trịnh, ông cũng không màng tới ngôi vua, ngôi chúa của đất Bắc. Khi Lê Chiêu Thống rời bỏ Thăng Long, dấy quân chống lại Tây Sơn, Nguyễn Huệ cũng không giành lấy ngôi vua. Nguyễn Huệ đưa người tôn thất của nhà Lê là Lê Duy Cẩn lên làm giám quốc. Cổ nhiên là thái độ và hành động của ông đối với nhà Lê còn tùy thuộc vào đường lối chính trị của ông. Nhưng nếu ông là người tham danh vọng, ham quyền quý thì đường lối chính trị của ông có đúng đến đâu cũng không thực hiện được.
đang nạp các trang xem trước