TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khoa học " CHỌN GIỐNG KHÁNG BỆNH CÓ NĂNG SUẤT CAO CHO BẠCH ĐÀN VÀ KEO "

Giống là khâu cực kỳ quan trọng và là bước đột phá lớn nhất trong việc tăng năng suất cây trồng, cho dù đó là cây nông nghiệp hay cây lâm nghiệp. Cây lâm nghiệp là cây dài ngày nên công tác chọn giống cây rừng đòi hỏi nghiên cứu triển khai trong nhiều năm và một đội ngũ cộng tác viên đông đảo tại các cơ sở. Trong giai đoạn 1980-2000, đã có tới 150 xuất xứ của 15 loài Bạch đàn được thử nghiệm gây trồng ở nước ta. Trong vòng 20 năm (1980- 2000) đã có. | CHỌN GIÓNG KHÁNG BỆNH CÓ NĂNG SUÁT CAO CHO BẠCH ĐÀN VÀ KEO Nguyễn Hoàng Nghĩa Phạm Quang Thu Nguyễn Văn Chiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. MỞ ĐẦU Giống là khâu cực kỳ quan trọng và là bước đột phá lớn nhất trong việc tăng năng suất cây trồng cho dù đó là cây nông nghiệp hay cây lâm nghiệp. Cây lâm nghiệp là cây dài ngày nên công tác chọn giống cây rừng đòi hỏi nghiên cứu triển khai trong nhiều năm và một đội ngũ cộng tác viên đông đảo tại các cơ sở. Trong giai đoạn 1980-2000 đã có tới 150 xuất xứ của 15 loài Bạch đàn được thử nghiệm gây trồng ở nước ta. Trong vòng 20 năm 1980- 2000 đã có trên 20 khảo nghiệm được triển khai trải dài suốt từ Bắc tới Nam tại nhiều vùng sinh thái và trên nhiều dạng lập địa khác nhau đã là cơ sở tốt để chọn được các loài và xuất xứ có triển vọng trong toàn quốc và cho từng vùng. Hàng chục loài và gần 100 xuất xứ keo Acacia vùng thấp đã được quan tâm khảo nghiệm từ những năm 1980. Trong số nhiều loài keo được đưa vào khảo nghiệm thì 3 loài là Keo lá liềm Keo lá tràm và Keo tai tượng đã chứng tỏ có nhiều xuất xứ đáp ứng được yêu cầu trồng rừng trên diện rộng do có sinh trưởng nhanh và khả năng thích nghi cao. Gần đây Keo lai tự nhiên và nhân tạo cũng đã trở thành cây trồng rừng chủ lực ở nhiều vùng. Từ cuối những năm 1980 đầu những năm 1990 dịch bệnh cháy lá chết ngọn đã xuất hiện trên diện rộng đối với một số loài bạch đàn và một số loài keo đã là mối đe dọa lớn cho các nhà trồng rừng trên cả nước đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và miền Trung gồm các tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế . Kết quả điều tra đánh giá của các tác giả như Nguyễn Hoàng Nghĩa 1992 Sharma 1994 và Old và Yuan 1995 cho thấy diện tích rừng Bạch đàn bị bệnh lên tới 50 tổng diện tích khoảng với các mức độ hại khác nhau và đều cảnh báo nguy cơ gây hại lớn đối với rừng trồng tập trung. Một vài năm gần đây khi diện tích gây trồng keo đã tăng lên đáng kể gần vào cuối năm 1999 thì cũng đã xuất hiện bệnh ở rừng trồng. Do vậy đề tài Chọn giống .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.