TAILIEUCHUNG - KIẾN TRÚC CỔNG LÀNG ƯỚC LỄ

Hà Tây là một tỉnh có số lượng cổng làng có thể nói là nhiều và đẹp bởi xuất phát là một nơi trung tâm của văn minh sông Hồng với nhiều làng nghề và truyền thống hiếu học. Cổng làng ở Hà Tây là những công trình kiến trúc cổ, có sự đan xen giữa kiến trúc đình, chùa làng với tính dân gian, truyền thống. Phần lớn cổng làng truyền thống ở Hà Tây được xây dựng lần cuối ở thời Nguyễn thế kỷ XIX đến 1945. Song cũng có nhiều cổng được xây dựng từ thế. | KIẾN TRÚC CỔNG LÀNG ƯỚC LỄ cổng làng ƯỚC LÊ Hà Tây là một tỉnh có số lượng cổng làng có thể nói là nhiều và đẹp bởi xuất phát là một nơi trung tâm của văn minh sông Hồng với nhiều làng nghề và truyền thống hiếu học. Cổng làng ở Hà Tây là những công trình kiến trúc cổ có sự đan xen giữa kiến trúc đình chùa làng với tính dân gian truyền thống. Phần lớn cổng làng truyền thống ở Hà Tây được xây dựng lần cuối ở thời Nguyễn thế kỷ XIX đến 1945. Song cũng có nhiều cổng được xây dựng từ thế kỷ thứ XVI XVII như cổng làng Mông Phụ ở Đường Lâm Sơn Tây cổng làng Chi Quan ở Thạch Thất cổng làng Ước Lễ ở Thanh Oai. Làng Ước Lễ thuộc địa phận huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây cách Hà Nội trên 30km. Làng vốn có hai cổng một cổng trước một cổng sau. Năm 1988 người ta đã làm lại một cổng mới ngay gần cổng trước. Cổng làng mà tôi tìm hiểu ở đây là cổng trước nằm ở đầu làng được xây từ thời Mạc. Cổng này cũng đã bị sửa chữa ở phần lầu gác trên đỉnh chỉ có phần dưới là còn cổ xưa như nó vốn có. Cổng làng Ước Lễ xây dựng từ thời Mạc là một trong những cổng làng vào loại sớm đẹp nhất ở Hà Tây còn lại đến ngày nay. Nhìn từ xa nó cho ta cảm giác về một công trình kiến trúc vững chắc đồ sộ như một công trình quân sự. Cổng nằm ở đầu làng chiếm một không gian lớn với cây cầu cổng vòm tường gạch có kích thước khá lớn. Cổng hình vòm cuốn mái cong vút hai cột bên và trên hai mặt đều đắp nổi chữ Hán. Thoạt trông cổng như một gác chuông chùa nhưng lại gây một cảm giác chế ngự của một công trình quân sự. Có thể nói cổng làng Ước Lễ là một công trình kiến trúc đậm chất cổ kính và mang nhiều ý nghĩa đối với không gian văn hóa làng Việt. Lịch sử cổng làng Việt ra đời từ rất sớm gắn liền với sự hình thành phát triển của làng. Có thể ban đầu chỉ là những cái cổng sơ khai làm bằng tre đan bằng dong có nhiều gai nhọn để ngăn cản thú dữ vào làng phá phách bắt súc vật. Dần dần do sự phát triển các loại đá nhất là đá ong cùng với gạch ngói vôi vữa và các loại vật liệu khác được sử dụng trong xây dựng ở nông thôn .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.