TAILIEUCHUNG - Hoạ sĩ trẻ: Từ một góc nhìn mỹ thuật đương đại

Nghệ thuật và người làm nghệ thuật không có tuổi. Ðó là một cách nghĩ văn chương. Những giới hạn về tuổi - tính theo thời gian, về tri thức và đời sống xã hội kết hợp lại thành một tấm phông nền, trên đó người nghệ sĩ bộc lộ mình. Bài viết này thể hiện một cách nhìn về tinh thần sáng tạo của lớp hoạ sĩ dưới tuổi 35 hôm nay ở Hà Nội: họ đem lại hi vọng gì cho nghệ thuật dân tộc trong thiên niên kỉ thứ ba? . | Hoạ sĩ trẻ Từ một góc nhìn mỹ thuật đương đại Đào Mai Trang Nghệ thuật và người làm nghệ thuật không có tuổi. Đó là một cách nghĩ văn chương. Những giới hạn về tuổi - tính theo thời gian về tri thức và đời sống xã hội kết hợp lại thành một tấm phông nền trên đó người nghệ sĩ bộc lộ mình. Bài viết này thể hiện một cách nhìn về tinh thần sáng tạo của lớp hoạ sĩ dưới tuổi 35 hôm nay ở Hà Nội họ đem lại hi vọng gì cho nghệ thuật dân tộc trong thiên niên kỉ thứ ba 1. Khái niệm hoạ sĩ chuyên nghiệp ở VN được bắt đầu từ tấm bằng tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật. Trong trường hội hoạ hiện thực và hiện thực Xã hội chủ nghĩa là bài học quan trọng nhất của sinh viên. Bộ môn chiếm nhiều thời gian nhất là hình hoạ kéo dài suốt cả 5 năm đại học. Bên cạnh đó để đào tạo một cách toàn diện một công dân-nghệ sĩ và một cán bộ mỹ thuật cho nhà nước trường còn có các môn học khác như kẻ vẽ pano áp-phích trang trí. Lượng kiến thức về lịch sử mỹ thuật thế giới không nhiều lí thuyết về mỗi một chủ nghĩa trào lưu trường phái chỉ dừng lại ở khái niệm cơ bản và sơ đẳng nhất. Thư viện nhà trường có không ít sách tham khảo mỹ thuật thế giới nhưng sinh viên không giỏi ngoại ngữ đủ để đọc rồi thẩm thấu kiến thức. Loại sách công cụ này hiện cũng chưa được dịch sang tiếng Việt và xuất bản một cách hệ thống. Chúng ta học phương pháp sáng tác hội hoạ từ phương Tây nhưng lại học không bài bản ngay từ trong nhà trường. Trong khi đó mỹ thuật VN lại chưa có giáo trình cụ thể và hệ thống vẫn chỉ dừng lại là những kiến thức chung chung về mỹ thuật truyền thống. Sinh viên biết về mỹ thuật truyền thống từ góc độ lịch sử chứ không phải từ góc độ chuyên môn. Trường Mỹ thuật Đông Dương vốn do người Pháp thành lập. Họ lập ra giáo trình để ép buộc sinh viên một tư tưởng và phương pháp sáng tạo nhất định của mỹ thuật Pháp và phương Tây. Nhưng tài năng và tinh thần dân tộc của sinh viên VN lúc đó đã chuyển hoá tình thế ép buộc ấy thành sự chiếm lĩnh một tư tưởng nghệ thuật mới để tạo dựng nên một nền nghệ thuật mới .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.