TAILIEUCHUNG - Những mối quan hệ chủ thể với đối tượng trong nghiên cứu văn học sử

Chính vì những chỗ bất cập và bất thông như vậy của Giải thích học cổ điển, mà Giải thích học hiện đại đã được thai nghén dần từ những năm 30 và chính thức xuất hiện trong những năm 60 của thế kỉ trước với những tên tuổi lẫy lừng như M. Heidegger và G. Gadamer | Những mối quan hệ chủ thể với đối tượng trong nghiên cứu văn học sử Chính vì những chỗ bất cập và bất thông như vậy của Giải thích học cổ điển mà Giải thích học hiện đại đã được thai nghén dần từ những năm 30 và chính thức xuất hiện trong những năm 60 của thế kỉ trước với những tên tuổi lẫy lừng như M. Heidegger và G. Gadamer . Nếu Giải thích học cổ điển phủ nhận chủ quan của chủ thể nghiên cứu nghĩa là phủ nhận luôn ý thức thời đại của họ trong khi nghiên cứu di sản quá khứ thì trái lại Giải thích học hiện đại khẳng định mạnh mẽ vai trò to lớn của ý thức này trong khi tiếp cận di sản quá khứ. M. Heidegger nêu ra khái niệm tiền kết cấu của sự giải thích bao gồm cái có trước vorhsbe cái thấy trước vorsich và cái nắm trước vorgrifb . Cái có trước ý nói bất kì chủ thể giải thích nào cũng tồn tại và bị điều khiển trong một môi trường văn hóa lịch sử của mình và M. Heidegger nói Sự giải thích luôn luôn được đặt cơ sở từ trong cái có trước đó . Cái thấy trước ý nói bất kì sự giải thích nào cũng sử dụng quan niệm và phương thức ngôn ngữ trước mắt và nó sẽ chi phối phương thức lí giải và M. Heidegger khẳng định Trước nay sự giải thích luôn luôn đặt cơ sở trong cái thấy trước đó . Cái nắm trước ý nói bất kì chủ thể giải thích nào cũng vốn có quan niệm của mình làm tiền đề về hệ tham chiếu và M. Heidegger cũng khẳng định Vô luận thế nào sự giải thích cũng luôn luôn quyết định tán thành dứt khoát hoặc với ít nhiều bảo lưu một phương thức khái niệm nào đó. Sự giải thích luôn luôn đặt cơ sở từ cái nắm trước đó Tồn tại và thời gian . G. Gadamer lại phát huy quan niệm này với khái niệm thiên kiến cho rằng trong khi tiếp cận với văn bản quá khứ chủ thể nghiên cứu không thể không đưa vào thiên kiến của mình kết quả của việc sinh tồn trong một thời đại với những bối cảnh lịch sử xã hội và văn hóa nhất định. Trực tiếp hơn G. Gadamer còn bàn đến tính hiện đại -nói sát đúng hơn theo từng thời điểm lịch sử thì gọi là tính đồng đại - của sự giải thích. Bởi vì mặc dù tác phẩm ra đời

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.