TAILIEUCHUNG - Mối quan hệ giữa "nhập thế" của Phật giáo Việt Nam với sự hình thành và phát triển của văn học cổ điển Việt Nam

Khi bàn về tình trạng văn học đương thời, Lê Quý Đôn đánh gia cao thơ và từ của Đỗ Pháp Thuận và Ngô Chân Lưu: “Câu thơ của sư Thuận làm cho sứ thần nhà Tống phải kinh phục, văn từ Chân Lưu vang tiếng trong một thời”(26). | Mối quan hệ giữa nhập thế của Phật giáo Việt Nam với sự hình thành và phát triển của văn học cổ điển Việt Nam Khi bàn về tình trạng văn học đương thời Lê Quý Đôn đánh gia cao thơ và từ của Đỗ Pháp Thuận và Ngô Chân Lưu Câu thơ của sư Thuận làm cho sứ thần nhà Tống phải kinh phục văn từ Chân Lưu vang tiếng trong một thời 26 . Quốc sư Vạn Hạnh đã viết 5 bài thơ trong đó bài Thị đệ tử là bài thơ có giá trị nhất Thân như điện ảnh hữu hoàn vô. Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố uý Thịnh suy như lộ thảo đầu phô. Thân như bóng chớp có rồi không Cây cối xuân tươi thu não nùng. Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi Kìa kia ngọn cỏ giọt sương đông Bài thơ Cáo tật thị chúng của Đại sư Mãn Giác 1096 tuy là cảm thán sự ngắn ngủi của cuộc đời con người nhưng đồng thời cũng báo cho chúng ta biết một hy vọng của cuộc sống đang khi khó khăn gian nan thể hiện một tinh thần khắc phục hoàn cảnh để mà vươn lên Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai. Sự trục nhãn tiền quá Lão tòng đầu thượng lai. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. Xuân qua trăm hoa rụng Xuân tới trăm hoa tươi. Trước mắt việc đi mãi Trên đầu già đến rồi. Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước nở hoa mai Dương Không Lộ 1119 có để lại 2 bài thơ trong đó Ngư Nhàn là một bài thơ hay. Với ngôn ngữ chất phác bài thơ cho chúng ta thấy cảnh tượng trong sáng tĩnh mịch siêu nhiên cao khiết hoà nhập vào thiên nhiên Vạn Lý thanh giang vạn lý thiên Nhất thôn tang giá nhất thôn yên. Ngư ông thuỵ trước vô nhân hoán Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền. Bát ngát sông xanh bát ngát trời Một thôn mây khói một dâu gai. Ông chài ngủ tít không người gọi Tỉnh dậy thuyền trưa ngập tuyết rơi Tóm lại trên văn đàn Việt Nam vào thế kỷ X-XII có khoảng trên bốn chục nhà sư viết văn làm thơ 27 . Sự nghiệp sáng tác của các nhà sư đã góp phần không nhỏ vào sự nảy nở và hình thành của văn học chữ Hán nói riêng và văn học cổ điển Việt Nam nói chung. III. Nhập thế của Phật giáo Việt Nam thúc đẩy văn học cổ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.