TAILIEUCHUNG - Tìm hiểu khái niệm cơ bản về hệ thống file trong Linux

File hệ thống có thể coi là 1 trong các lớp bên dưới hệ điều hành mà nhiều lúc người sử dụng chúng ta không hề nghĩ tới, trừ trường hợp phải đối mặt với rất nhiều tùy chọn về file system trong Linux. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số điểm cơ bản để hiểu rõ và nắm bắt kiến thức nhằm lựa chọn file system phù hợp với hệ thống. Khả năng hỗ trợ của file hệ thống Linux hoàn toàn khác biệt so với Windows và Mac OS X | Tìm hiểu khái niệm cơ bản về hệ thống file trong Linux File hệ thống có thể coi là 1 trong các lớp bên dưới hệ điều hành mà nhiều lúc người sử dụng chúng ta không hề nghĩ tới trừ trường hợp phải đối mặt với rất nhiều tùy chọn về file system trong Linux. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số điểm cơ bản để hiểu rõ và nắm bắt kiến thức nhằm lựa chọn file system phù hợp với hệ thống. Khả năng hỗ trợ của file hệ thống Linux hoàn toàn khác biệt so với Windows và Mac OS X. Cụ thể trong Windows hoặc Mac OS X chúng ta có thể dễ dàng tìm được các ứng dụng hỗ trợ file hệ thống non standard nhưng cả 2 hệ điều hành trên lại chỉ được cài đặt dựa trên file system nguyên gốc. Nếu nói theo cách khác Linux có khả năng hỗ trợ nhiều loại file hệ thống nhất hiện nay với công nghệ được tích hợp vào bên trong bộ kernel. Journaling là gì Điểm trước tiên cần tìm hiểu ở đây chính là Journaling trước khi chúng ta nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này. Điều duy nhất các bạn cần nhớ về journaling là tất cả các loại file hệ thống ngày nay đều phải sử dụng journaling theo nhiều dạng khác nhau trên nền tảng laptop hoặc desktop với Linux. Journaling chỉ được sử dụng khi ghi dữ liệu lên ổ cứng và đóng vai trò như những chiếc đục lỗ để ghi thông tin vào phân vùng. Đồng thời nó cũng khắc phục vấn đề xảy ra khi ổ cứng gặp lỗi trong quá trình này nếu không có journal thì hệ điều hành sẽ không thể biết được file dữ liệu có được ghi đầy đủ tới ổ cứng hay chưa. Chúng ta có thể hiểu nôm na như sau trước tiên file sẽ được ghi vào journal đẩy vào bên trong lớp quản lý dữ liệu sau đó journal sẽ ghi file đó vào phân vùng ổ cứng khi đã sẵn sàng. Và khi thành công file sẽ được xóa bỏ khỏi journal đẩy ngược ra bên ngoài và quá trình hoàn tất. Nếu xảy ra lỗi trong khi thực hiện thì file hệ thống có thể kiểm tra lại journal và tất cả các thao tác chưa được hoàn tất đồng thời ghi nhớ lại đúng vị trí xảy ra lỗi đó. Tuy nhiên nhược điểm của việc sử dụng journaling là phải đánh đổi hiệu suất .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.