TAILIEUCHUNG - Đàn Tam Thập Lục - Đàn Đá

Đàn Tam Thập Lục hình thang cân, mặt đàn hơi phồng lên ở giữa, làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Cầu đàn, thành đàn làm bằng gỗ cứng, trên mặt đàn đặt so le hai hàng ngựa, mỗi hàng 18 ngựa. Cần đàn bên trái có 36 móc để mắc dây, bên phải có 36 trục để lên dây. | Đàn Tam Thập Lục - Đàn Đá Đàn Tam Thập Lục Là nhạc khí dây chi gõ của dân tộc Việt. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục. Đàn Tam Thập Lục hình thang cân mặt đàn hơi phồng lên ở giữa làm bằng gỗ nhẹ xốp để mộc. Cầu đàn thành đàn làm bằng gỗ cứng trên mặt đàn đặt so le hai hàng ngựa mỗi hàng 18 ngựa. Cần đàn bên trái có 36 móc để mắc dây bên phải có 36 trục để lên dây. Dây đàn làm bằng kim khí. Que đàn được làm bằng hai thanh tre mỏng dẻo ở đầu được quấn dạ để tiếng đàn được êm. Âm thanh đàn Tam Thập Lục trong sáng thánh thót rộn rã. Âm vực đàn Tam Thập Lục tương đối rộng. Từ âm trầm nhất đến âm cao nhất trên hai quãng 8 được mắc theo gam nguyên. - Khoảng âm dưới Tiếng đàn ấm áp khá vang. - Khoảng âm giữa Tiếng đàn đầy đặn trong. - Khoảng âm cao nhất Tiếng đàn sắc gọn. Khi biểu diễn nhạc công dùng 2 que gõ vào mặt đàn tạo ra các ngón như Ngón rung ngón vê ngón bịt ngón á đánh cồng âm hợp âm. Đàn Tam Thập Lục giữ vai trò quan trọng trong các dàn nhạc sân khấu chèo cải lương. Đàn đệm cho hát độc tấu tham gia dàn nhạc dân tộc tổng hợp. Đàn Đá Nhạc khí tự thân vang thuộc loại xylophone metallophone. Mỗi nhạc cụ là một bộ gồm nhiều thanh đá hợp thành. Mỗi thanh đá có kích thước và hình dáng khác nhau được chế tác bằng phương pháp ghè đẽo thô sơ. Vật liệu để làm đàn là những loại đá sẵn có ở vùng núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Căn cứ vào bộ đàn tìm được ở di chỉ khảo cổ học Bình Đa Đồng Nai được biết rằng việc chế tác những thanh đá này đã xuất hiện từ trên dưới năm trước. Cho tới những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20 đã tìm được gần 200 thanh đàn đá rải rác ở các tỉnh Đắk Lắk Khánh Hoà Đồng Nai Ninh Thuận Bình Phước Lâm Đồng Phú Yên. Số lượng thanh ở mỗi tập hợp được phát hiện là 3-15. Bộ đầu tiên tìm được tại Ndut Lieng Krak Đắk Lắk vào năm 1949 hiện được bảo quản tại viện bảo tàng Con người ở Paris. Nhiều bộ khác đang được bảo quản tại Việt Nam. Một số tộc ở Tây Nguyên coi những thanh đá được phát hiện như những vật thiêng và giữ gìn như của gia bảo. Có tộc

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
11    164    2    26-12-2024
65    137    1    26-12-2024
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.