TAILIEUCHUNG - Lịch sử thế giới trung đại: Phần 9

Lịch sử thế giới trung đại là lịch sử chế độ phong kiến, một hình thái kinh tế xã hội tiếp theo chế độ chiếm hữu nô lệ, mà niên đại đánh dấu sự kết thúc của chế độ chiếm hữu nô lệ, ở Tây Âu là năm 476, năm đế quốc Tây Rôma diệt vong. Sự kiện đánh dấu kết thúc thời trung đại và mở đầu cho thờ cận đại là cuộc cách mạng tư sản Anh bắt đầu bùng nổ năm 1642. Mời bạn đọc tham khảo. | Nagasaki. Một số thành phô khác đã phát triển tới mức trở thành những thành phố tự trị hoặc gần tự trị như Sacai Hiramô Cuvanna. Thành phố Sacai được coi là thành phố tự trị điển hình nhất có hình thức tổ chức giống như các thành phố cộng hoà của châu Âu vào thời trung đại. Nó không chịu sự lệ thuộc vào một lãnh chúa phong kiến nào đồng thời nó có một hội đồng quản lí thành phố riêng một quân đội riêng một toà án riêng. Với một tổ chức như thế Sacai thực sự là một nước cộng hoà tự trị. Tuy nhiên đa số các thành thị Nhật Bản vẫn mang tính chất phong kiến và chịu sự thống trị của các lãnh chúa phong kiến. Những thành phố này không thể đạt đến chỗ độc lập thậm chí cũng không đạt đến các hình thức tự quản lí hạn chê hơn. Về xã hội cuộc tranh chấp giữa các thê lực phong kiến đã làm cho mâu thuẫn xã hội phát triển rất gay gắt. Để phục vụ cho chiến tranh giai cấp thống trị đã tăng cường đánh thuế và điều đó trở thành gánh nặng đối với người lao động nhất là nông dân khiến cho người lao động không chịu nổi. Do vậy ngay từ thế kỉ XV nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra như cuộc khởi nghĩa ở các vùng xung quanh Kyôtô 1428 cuộc khởi nghĩa ở Harima 1429 cuộc khởi nghĩa ở Lãmasiô 1485 . Vào thê kỉ XVI các cuộc khởi nghĩa chống phong kiến ở nông thôn cũng như ở thành phô liên tiếp nổ ra. Theo một thống kê chưa đầy đủ thì trong khoảng 75 năm 1500 - 1575 đã nổ ra 29 cuộc khởi nghĩa lớn. Những cuộc khởi nghĩa này đều tập trung đánh vào bọn cho vay nặng lãi và phong kiến đòi thủ tiêu các món nợ đòi giảm thuê . Trong quá trình khởi nghĩa nông dân thường liên hiệp rộng rãi với tầng lớp thị dân thợ thủ công tiểu thương vì tầng lớp này cũng bị lệ thuộc bọn cho vay nặng lãi như nông dân cũng bị khổ sở vì sự áp bức của phong kiến. Một số cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra dưới các khẩu hiệu và sự lãnh đạo của các phái Phật giáo. 3. Thời kì Mạc phủ Tôcưgaoa 1603 - 1867 a Sự thiết lập Mạc phủ Tôcưgaoa Sau khi Nôbunaga chết 1582 Tôyôtômi Hiđêyôsi 1536-1598 lên nắm chính quyền đã .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.