TAILIEUCHUNG - Hình tượng anh Khóa trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải _2

Trong dòng chảy của thời gian, số tác giả còn đứng được với lịch sử không nhiều, số tác giả được mọi người nhớ đến cùng hình tượng văn học do mình sáng tạo ra lại càng ít. | Hình tượng anh Khóa trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải Trong dòng chảy của thời gian số tác giả còn đứng được với lịch sử không nhiều số tác giả được mọi người nhớ đến cùng hình tượng văn học do mình sáng tạo ra lại càng ít. Nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải 1894-1983 là một trong số ít những ngườiđứng lại và lưu dấu ấn trong lịch sử văn học với hình tượng anh Khoá trong Tiễn chân anh Khoá xuống tàu 1914 Mong anh Khoá 1915 Gửi thư cho anh Khoá 1922 và Mừng anh Khoá về 1975 . Có lẽ còn xa lắm trong thời điểm của ông và trong tư duy của ông cũng như tư duy của những bạn đương thời để nói đến sự kết hợp của hai khái niệm nhân vật điển hình và hoàn cảnh điển hình nhưng rõ ràng sức sống của hình tượng anh Khoá đã nói lên tính đại diện của hình tượng này cho cả một thế hệ một dân tộc một thời đại lịch sử của dân tộc Việt Nam. Theo Phạm Thế Ngũ từ năm 1906 ở xã thôn các thầy đồ dạy chữ Hán dạy cả Quốc ngữ nữa để luyện học trò đi thi Tuyển sinh. Ở các trường phủ huyện của các quan Giáo Huấn học trò đã đỗ Tuyển sinh học chữ Hán và Quốc ngữ để đi thi Khóa sinh. Ở các trường tỉnh các quan Đốc học dạy học trò đã đỗ Khóa sinh học chữ Hán chữ Quốc ngữ và chữ Pháp nữa để đi thi Hạch. Trúng Hạch rồi mới được đi thi Hương 1 nên như Xuân Diệu nói anh Khóa là một loại trí thức nho nhỏ dở dang 2 . Từ những anh học trò dài lưng tốn vải sống cuộc sống bình dị bên anh đọc sách bên nàng quay tơ với giấc mơ võng anh đi trước võng nàng theo sau hay lang thang trong những mối tình sau cuộc kì ngộ ở Trại Tây . của những ngày xưa cũ đến anh Khoá trong thơ Á Nam đầu thế kỉ XX là một bước chuyển có nối tiếp và đứt gãy - đứt gãy của thời đại và trong đó có sự đứt gãy của số phận một tầng lớp trên cơ sở những đứt gãy trong số phận của một tập hợp cá nhân. Trong buổi giao thời mưa Âu gió Mĩ chủ lưu văn học là văn học cũ có cách tân. Trong hai bước chuyển lớn của văn học giai đoạn này Á Nam đi con đường thứ nhất Rút kinh nghiệm từ văn học truyền thống và cách tân nghệ thuật. Kinh nghiệm mà văn học truyền .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.