TAILIEUCHUNG - Sông Hằng và Lịch Sử Phật Giáo Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới_1

Tham khảo bài viết 'sông hằng và lịch sử phật giáo lịch sử phật giáo thế giới_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Sông Hằng và Lịch Sử Phật Giáo -Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới Trong truyền thống văn hóa tâm linh của Ấn Độ Himalaya và sông Hằng Gangã được xem là hai hình ảnh thiêng liêng tiềm ẩn một sức mạnh nội tại một khả năng siêu việt và một suối nguồn cảm xúc vô tận mà con người thường mơ ước đến. Nếu như dãy Himalaya là một biểu tượng cho sự vĩ đại và oai hùng của tinh thần dân tộc thì sông Hằng cũng được ví như một nữ thần từ ái luôn dang rộng đôi tay để bảo bọc dưỡng nuôi và bồi đắp cho nền văn minh xứ Ấn suốt bao thiên niên kỷ qua. Lịch sử tôn giáo và văn hóa của Ấn Độ sẽ giảm đi tính huyền bí và thiêng liêng bao đời nay nếu đất nước này thiếu đi hai biểu tượng tôn nghiêm và kỳ vĩ như thế. Vô số các vị ẩn sĩ các bậc thánh nhân các nhà hiền triết đã dành trọn đời mình để chiêm nghiệm tu trì và truyền bá những tinh hoa tư tưởng tại những trú xứ thiêng liêng này. Dấu ấn về hành trạng và sự nghiệp của họ vẫn còn lưu lại đâu đó trên những hang động heo hút thâm nghiêm những triền đá cheo leo cô tịch của miền núi tuyết hay bên những dòng nước khi cuồn cuộn khi êm ả những bãi cát mênh mông những ngôi đền cổ kính sớm chiều vọng tiếng chuông ngân hòa trong âm thanh cầu nguyện theo ngữ điệu từ ngàn xưa và rực sáng dưới những ánh lửa kỳ ảo bên bờ sông Hằng lịch sử. Bắt nguồn từ đỉnh Gangotri trên dãy Himalaya băng qua một vùng đồng bằng dài trên 2500 km với những trung tâm đô thị lớn như Kanpur Allahabad Varanasi Patna Calcutta và cuối cùng đổ ra vịnh Bengal sông Hằng được xem là dòng sông linh thiêng nhất tại Ấn Độ. Đối với Bà-la-môn giáo dòng sông này là nơi lưu xuất các nhánh sông thiêng là một vị nữ thần có khả năng tịnh hóa mọi sự ô nhiễm của đời sống trần tục và nó cũng được ví như một bà mẹ với thần lực diệu kỳ mà các bộ thánh kinh Vệ-đà hằng tôn vinh và ca ngợi. Theo các bộ sử thi Mahabharata và Rãmãyana giống dân Aryan thường cư trú tại đồng bằng sông Hằng vì dòng sông này là khởi nguồn của bảy con sông thiêng tại Ấn Độ. Các huyền thoại khác nhau về nguồn gốc của dòng sông

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.