TAILIEUCHUNG - LỊCH SỬ VIỆT NAM TRANG PHỤC CÁC TRIỀU ĐẠI TRONG KIẾN VIỆT NAM NHỮNG DI VẬT KHẢO CỔ VỀ VẢI LỤA, ĐỒ THÊU THỜI KÌ HÙNG VƯƠNG QUA NHỮNG NGÔI MỘ CỔ - PHẦN 2

Sau đây là những nghiên cứu về khả năng lụa bị phân hủy trong mộ thuyền ở Châu Can, Động Xá (Hà Tây và Hưng Yên) đã được khoa học làm sáng tỏ. Theo nghiên cứu của trung tâm tiền sử Đông Nam Á (Nguyễn Việt, Phạm Quốc Long) và nghiên cứu của Viện Hóa về các hợp chất thiên nhiên liên quan tới các miếng vải cổ (Chu Quang Truyền, Bạch Thị Lê) cho thấy:g | LỊCH SỬ TRANG PHỤC CÁC TRIỀU ĐẠI TRONG KIẾN VIỆT NAM NHỮNG DI VẬT KHẢO CỔ VỀ VẢI LỤA ĐỒ THÊU THỜI KÌ HÙNG VƯƠNG QUA NHỮNG NGÔI MỘ CỔ tiếp theo Sau đây là những nghiên cứu về khả năng lụa bị phân hủy trong mộ thuyền ở Châu Can Động Xá Hà Tây và Hưng Yên đã được khoa học làm sáng tỏ. Theo nghiên cứu của trung tâm tiền sử Đông Nam Á Nguyễn Việt Phạm Quốc Long và nghiên cứu của Viện Hóa về các hợp chất thiên nhiên liên quan tới các miếng vải cổ Chu Quang Truyền Bạch Thị Lê cho thấy Nghiên cứu hơn 1300 mảnh vải và lụa khác nhau có tuổi khoảng 2100 đến 2300 năm bước đầu biết chúng thuộc loại sợi thân cây gai boehmira và lanh cannabis . Trên một số mảnh vải gai có hiện tượng sợi dọc mất đứt đoạn tạo ra như vải dệt kiểu đăng-ten dental . Trong những công bố đầu tiên cho rằng do kĩ thuật dệt tạo nên vải như vậy nhưng sau khi những mảnh vải này qua kính phóng đại cho thấy những vết lồi lõm so le đều đặn ở phần sợi đăng-ten là dấu ấn tồn tại của những sợi dọc trước đây. Điều này cho thấy có hai khả năng sau 1. Mảnh vải được dệt hoàn chỉnh sau đó được rút sợi tạo ra những khoảng trống như đăng-ten. Do vải liệm được chôn còn mới chưa giặt nên nếp đè của sợi bị rút ra vẫn còn nhận thấy được. 2. Mảnh vải đã được dệt bằng hai loại sợi khác nhau. Khi dệt người ta đóng sợi trên khung dệt nhằm mục đích trang trí giống cách họ đã làm với miếng vải gai có băng nhuộm chàm bằng sợi lanh. Trong trường hợp này thì những sợi vải dọc đóng vào khung phải là sợi đã bị môi trường phân hủy. Các nhà khoa học đã tiến hành thực nghiệm kiểm chứng cả hai trường hợp nêu trên 1. Tiến hành dệt và rút sợi. 2. Tiến hành với thí nghiệm dùng hóa chất đặc hiệu của môi trường đất của tầng chứ mộ tại Chân Can có chứa các đặc trưng động thực vật bao tử phấn hoa và tảo của vùng đầm lầy ven biển có tuổi C14 vào khoảng 4500 BP 1 tương ứng với ngập biển Holocene giữa tại vùng này. Mẫu đất của tầng này đã được phân tích địa hóa cho thấy độ pH rất thấp trong khoảng 1-4 trái lại độ SO3 lại rất cao. Đây là môi trường .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.