TAILIEUCHUNG - Nên và không nên trong giảng dạy toán( p10)

Nên: Hài hòa giữa các thái cực trong giáo dụcKhông nên: Thái quá Trên thế giới có rất nhiều thái cực (hay còn gọi là “âm dương”, “lưỡng nguyên”), ví dụ như nam-nữ, đêm-ngày, vua-tôi, chung-riêng, tư bản-xã hội, . Sự phát triển của thế giới dựa trên sự kết hợp hài hòa, “chung sống hòa bình” của các thái cực, chứ nếu cực nào “thái quá”, lấn át quá mức đối cực, thì có thể dẫn đến khủng hoảng. Ví dụ như tư bản hoang dã (thiếu yếu tố xã hội) thì dẫn đến cách mạng vô sản. Nhưng. | Một sô điêu nên và không nên trong giảng dạy toán 10 Nên Hài hòa giữa các thái cực trong giáo dụcKhông nên Thái quá Trên thế giới có rất nhiều thái cực hay còn gọi là âm dương lưỡng nguyên ví dụ như nam-nữ đêm-ngày vua-tôi chung-riêng tư bản-xã hội . Sự phát triển của thế giới dựa trên sự kết hợp hài hòa chung sống hòa bình của các thái cực chứ nếu cực nào thái quá lấn át quá mức đối cực thì có thể dẫn đến khủng hoảng. Ví dụ như tư bản hoang dã thiếu yếu tố xã hội thì dẫn đến cách mạng vô sản. Nhưng ngược lại cộng sản như Liên Xô thiếu yếu tố tư bản cũng không thọ được lâu. Trong việc dạy và học cũng có những thái cực. Ở phần này tôi muốn nói đến một cách không đầy đủ một vài thái cực đó. Mục lục giấu 1 Bắt chước-sáng tạo 2 Lý thuyết-thực hành 3 Kỷ luật-tự do 4 Trừu trượng-cụ thể hình thức-không hình thức 5 Nguồn 6 Ý kiến của bạn Bắt chước-sáng tạo Quá trình học tự nhiên một kiến thức hay kỹ năng nào đó gồm cả hai phần bắt chước và sáng tạo. Ví dụ như một đứa trẻ nhỏ học nói nó bắt chước nói lại những từ ngữ nó hay nghe được và bắt chiếc luôn cả giọng nói ngữ điệu . rồi đến nói các câu mà nó sáng tạo được từ các từ ngữ câu cú mà nó đã biết nhằm mục đích gì đó. Sáng tạo có thể sai trẻ con nói nhiều câu ngây ngô hay các lý thuyết vật lý mới có nhiều lý thuyết có thể cũng rất ngây ngô nhưng muốn sáng tạo được thì phải không sợ sai sợ khác người không bị hoặc không sợ người khác chê cười hoặc phạt khi sai khi khác người . Và tất nhiên cũng phải có kiến thức đã hấp thụ phần lớn qua bắt chiếc để lấy đó làm cơ sở sáng tạo. Lối giáo dục cổ hủ khá phổ biến ở VN là chỉ dạy bắt chước chứ ít phát huy sáng tạo của học sinh hay tệ hơn là trù dập sáng tạo . Ví dụ như bình luận về lịch sử học sinh có khi không được bình luận theo suy nghĩ và câu chữ riêng của mình mà cứ phải học vẹt đoạn bình luận mà cô giáo đã cho sẵn thì mới được cô cho điểm tốt. Ở Pháp có thời người ta lại thái quá theo hướng ngược lại tức là quá chú trọng chuyện sáng tạo mà quên rằng bắt chước cũng là .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.