TAILIEUCHUNG - Đề tài “Một số vấn đề về xuất khẩu gạo của Việt Nam”

Trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, mỗi nước đều chọn cho mình một hướng đi thích hợp để cùng tiến tới một mục tiêu kinh tế là: ổn định và phát triển lâu dài nền kinh tế. Một hướng đi mà nhiều nước lựa chọn là “Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu”. Xét vềđiều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay còn kém so với các nước trong khu vực, do đóđể tránh nguy cơ tụt hậu thì Việt Nam cần phải hoàn thành công cuộc CNH-HĐH đất nước. Việt Nam là một nước nông nghiệp,. | Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng tới giá gạo xuất khẩu của Việt Nam. Chính phủ có thể quản lý và điều khiển hoạt động xuất khẩu gạo qua tỷ giá hối đoái, nhằm ổn định giá gạo của Việt Nam so với giá gạo quốc tế. Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả xuất khẩu gạo vì nó biểu hiện mối quan hệ tương đối về giá (giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ USD). Nếu giá trị đồng đôla lên cao hơn so với tiền Việt Nam thì xuất khẩu là có lợi do thu mua bằng tiền Việt Nam và bán bằng đôla, nhưng điều này lại có hại đến các nhà xuất khẩu hàng hoá khác. Vì tỷ giá luôn có sự biến động nên các Doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bị ảnh hưởng nhất định theo hướng có lợi và bất lợi. Nhưng tỷ giá nào là phù hợp ? Đó là cả quá trình điều chỉnh có tính nghệ thuật xuất phát từ lợi ích của nền kinh tế xã hội. Do vậy cần có sự linh hoạt cần thiết. Đối với Việt Nam trước cạnh tranh ưu thế về chất lượng kỹ thuật, giá thành và trợ giá hàng nông phẩm so với các nước xuất khẩu khác thì nới rộng tỷ giá hối đoái là một trong những biện pháp khắc phục tình thế để tăng khả năng cạnh tranh đối đầu, giữ thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của mình. Theo dự đoán tốc độ tăng tỷ giá hối đoái của các nước trong khu vực ở mức 1 - 2%, giá trị đồng đôla vẫn tiếp tục tăng cùng nhịp tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. Vì vậy để đảm bảo khả năng cạnh tranh trong thanh toán giao dịch của đồng bản tệ cho xuất khẩu gạo so với các nước xung quanh, tỷ giá hối đoái của đồng tiền Việt Nam cần được nới lỏng xung quanh mức bình quân 3 - 4% năm trong thời kỳ tới. Hiện nay chúng ta đang áp dụng chính sách tỷ giá cố định có linh hoạt, xét ở góc độ nào đó nó thể hiện sự ổn định của một nền kinh tế, nhưng chúng ta duy trì quá lâu, lạc hậu so với thị trường tự do nên phần nào ảnh hưởng tới xuất khẩu và hầu hết các Doanh nghiệp xuất khẩu rơi vào tình trạng khó khăn, thiếu vốn và không có lãi. Từ tháng 3 năm 1997 chính phủ đã áp dụng chính sách phá giá đồng tiền, gần đây nhất là năm 1998 (tháng 7 - 8) theo các cách thức khác nhau bằng: hạ thấp tỷ giá chính thức (VNĐ/USD) hoặc thông qua điều chỉnh phạm vi giá thương mại. Đến nay thời gian hoạt động chính thức VNĐ/USD đã được hai lần điều chỉnh, tăng lên 16,3%. Những tiến bộ này cho thấy sự phản ứng với các điều kiện của thị trường, tạo lợi thế về giá tương dối cho hàng xuất khẩu nói chung và củng cố khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm gạo nói riêng.

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.