TAILIEUCHUNG - Tản mạn về những tư tưởng triết học đã ảnh hưởng đến nghệ thuật

Paul Gauguin, D'où venons-nous ? Que sommes-nous ? Où allons-nous ? (1897) So sánh một bức hoạ vẽ thú vật trên vách đá của người tiền sử, với một bức phác thảo tương tự của một hoạ sĩ nổi tiếng thời Phục Hưng Ý, chẳng hạn, ta sẽ thấy rằng chúng không khác xa nhau mấy về tính chất hiện thực, cũng như về mặt điêu luyện của nét vẽ, nói tóm lại, về giá trị tự thân của chúng. Tuy nhiên, ở đằng sau những tác phẩm đó, là hai trình độ nhận thức, hai quan niệm nghệ thuật. | Tản mạn về những tư tưởng triết học đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Văn Ngọc Paul Gauguin D où venons-nous Que sommes-nous Où allons-nous 1897 So sánh một bức hoạ vẽ thú vật trên vách đá của người tiền sử với một bức phác thảo tương tự của một hoạ sĩ nổi tiếng thời Phục Hưng Ý chẳng hạn ta sẽ thấy rằng chúng không khác xa nhau mấy về tính chất hiện thực cũng như về mặt điêu luyện của nét vẽ nói tóm lại về giá trị tự thân của chúng. Tuy nhiên ở đằng sau những tác phẩm đó là hai trình độ nhận thức hai quan niệm nghệ thuật khác hẳn nhau. Một đằng là quan niệm sơ khai của con người hồng hoang vừa mới khám phá ra được phép mầu của ngôn ngữ tạo hình và của khả năng biến một hình ảnh ảo ở trong đầu óc thành một hình ảnh thật trên vách đá bằng sự khéo léo bản năng. Tuy nhiên vẽ những hình thú vật lên vách đá chưa chắc người tiền sử đã biết rằng mình muốn nói lên cái gì. Quả thật là người đời sau không thể nào biết được quá trình tư duy nào đã dẫn họ đến những hình vẽ đó Xem Văn Ngọc Hội hoạ thời tiến sử và chưa chắc gì họ đã ý thức được rằng đó là sự sáng tạo nghệ thuật và đó là một phần của chính mình. Một đằng khác là sự quan sát có chủ đích với ý thức thực hiện một tác phẩm nhằm mục đích giáo dục hay minh hoạ cho một sự kiện. Đó là ý thức về một nền hội hoạ đã có một ngôn ngữ một cấu trúc với những quy tắc và tiêu chuẩn nhất định một nền hội hoạ mà trong đó người nghệ sĩ đã nhận thức được hoàn toàn vai trò chức năng của mình và có quyền ký tên lên mỗi tác phẩm. Mặt khác hình vẽ con báo hay con bò tót trên vách đá không nằm trong một kịch bản nào cả trong khi bức phác hoạ của người hoạ sĩ thời Phục Hưng ngoài giá trị thẩm mỹ tự thân của nó còn được sử dụng trong một bức hoạ toàn cảnh để kể lại một truyện tích hay một sự kiện lịch sử nào đó. Thí dụ nêu trên cho thấy đằng sau một tác phẩm không có kịch bản ý đồ mục đích thì cũng không thể nào có được một quan niệm nghệ thuật và quan niệm này tuỳ thuộc vào một số nhân tố sự phát triển của xã hội sự mở mang của trí tuệ con người

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
11    156    2    14-12-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.