TAILIEUCHUNG - Đề tài " Cải thiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong bối cảnh ổn định kinh tế vĩ mô "
Dự trữ ngoại hối (DTNH) ra đời cùng với chế độ đồng bản vị vào cuối thế kỷ XVIII, nhưng để có thể hiểu rõ hơn về quá trình hình thành của dự trữ ngoại hối, chúng ta sẽ nhìn lại quá khứ trước đó, thời kỳ gắn liền với chế độ bản vị hàng hoá. Từ thời cổ đến thời cận đại, thương mại quốc tế hoạt động trên cơ sở bản vị hàng hóa, trong đó, kim loại (chủ yếu là vàng và bạc) là hàng hóa được đúc thành các khối với chức năng làm phương tiện. | Lãi suất tại các NHTM đã biến động không ngừng, mặc dù lãi suất cơ bản của NHNN chỉ thay đổi 2 lần (tăng từ 7% lên 8% vào tháng 1/2009 và lên 9% kể từ ngày 5/11/2010). Ngay sau quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%, các NHTM đồng loạt đẩy lãi suất huy động lên mức cao, có nơi lên tới 10,5%/năm (chưa tính các hình thức khuyến mại, cộng thưởng gián tiếp). Khi NHNN phát thông điệp kiểm tra toàn diện các trường hợp có lãi suất huy động từ 10,5%/năm trở lên, các NHTM lại đồng loạt áp tối đa ở mức 10,49%/năm. Trong năm 2010, duy trì đà tăng của lãi suất huy động vào những tháng cuối năm 2009, mặt bằng lãi suất biến động xoay quanh ngưỡng 12% trong 6 tháng đầu năm. Và đến tháng 7, lãi suất huy động VND có đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11 – 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định cho đến tháng 10. Tuy nhiên, trước sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm, tỷ lệ lãi suất huy động ở lần điều chỉnh giảm thứ hai đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%. Mặt bằng lãi suất huy động mới được thiết lập ở mức 12%, và tiếp tục có xu hướng gia tăng mạnh, có thời điểm giao động xoay quay mức 17 – 18%. Vậy là, mặc dù đã cho phép các ngân hàng được áp dụng lãi suất thỏa thuận nhưng trước việc lãi suất bị đẩy lên quá cao như trong giai đoạn hiện nay, NHNN đã phải can thiệp bằng biện pháp hành chính: yêu cầu lãi suất tại các NHTM không được vượt quá 14%.
đang nạp các trang xem trước