TAILIEUCHUNG - Đập bê tông và bê tông cốt thép

Trong cụm công trình đầu mối thường có đập dâng, đập tràn và các công trình khác để thoả mãn điều kiện khai thác công trình và bảo vệ môi trường (cống lấy nước, nhà máy thuỷ điện, âu thuyền hay công trình nâng tàu, đường thả bè, đường cá đi, công trình phục vụ du lịch.). Với đập bêtông trên nền đá, thường kết hợp đập dâng và đập tràn trên cùng một tuyến. Đập tràn thường bố trí ở đoạn lòng sông để tránh làm biến đổi quá nhiều đến điều kiện nối. | Đập bê tông và bê tông côt thép ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP LQS44C3 9 CHƯƠNG 1. ĐẬP BÊTÔNG TRỌNG Lực Biên soạn Nguyễn Chiến PHÂN LOẠI ĐẬP VÀ CÁC YÊU CAU THIẾT KẾ I. PHÂN LOẠI ĐẬP Trong chương này trình bày các kiến thức về đập bêtông trọng lực trên nền đá. Đập trọng lực là loại đập có khối lượng lớn và được duy trì ổn định nhờ trọng lượng bản thân đập. Có thể phân loại đập theo nhiều cách khác nhau. 1. Theo chiều cao đập. Chiều cao đập và loại nền là một trong các tiêu chuẩn dùng để phân cấp đập và công trình đẩu mối. Theo tài liệu của thế giới đập thường phân thành a. Đập cao có chiều cao Hđ 70m b. Đập cao trung bình 30m Hđ 70m. c. Đập thấp Hi 30m. Theo Nghị định 209 2004 NĐ-CP cấp của đập bêtông trên nền đá như sau - Đập cấp đặc biệt Hđ 150m. - Đập cấp I 100m Hđ 150m. - Đập cấp II 50m Hđ 100m. - Đập cấp III 15m Hđ 50m. - Đập cấp IV Hđ 15m. 2. Theo kết cấu mặt cắt ngang đập có các loại a. Đập trọng lực đặc hình 1 - 1a b. Đập trọng lực khe rỗng hình 1 - 1b c. Đập trọng lực có khoét lỗ lớn ở sát nền hình 1 - 1c d. Đập có neo vào nền hình 1 - 1d . a b c d d Hình 1-1. Kết cấu mặt cắt ngang đập bêtông trọng lực .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.