TAILIEUCHUNG - CÁC ĐÔ THỊ LỚN CỦA NƯỚC TA VỀ HỒI HAI THẾ LỶ 17 - 18

Các nhà buôn và các giáo sĩ Tây phương vào nước ta trước hết đều để chân đến các kinh đô, các thị trấn và hải cảng lớn ở phía Bắc hoặc ở phía Nam. Các giáo sĩ lưu lại để truyền giáo, và các nhà buôn ngoại quốc mở cửa hàng cũng đều ở các đô thị lớn. Cho đến các nhà ngoại giao, các sứ thần đi giao thiệp về các việc trọng đại, cũng phải đến các kinh đô, nơi vua chúa lập triều đình và đặt các cơ quan chính trị và hành chính. Vì thế. | Số lính canh và các quan văn võ rất đông, voi ngựa và khí giới đạn dược rất kỳ lạ và quá hẳn sự tưởng tượng của người ta. Tuy cung của vua ở chỉ xây bằng gỗ, nhưng ở đấy có rất nhiều đồ vàng, đồ thêu, những chiếu và thảm rất tốt và đủ các màu sắc để tô điểm, thực không đâu sánh kịp. Người ta còn trông thấy trên những cửa tò vò bằng đá và những bức tường rất dày, lâu đài của nhà vua, đó là một công trình kiến trúc mà người ta cho là của người Tàu khi họ còn cai trị trong xứ này. Nay lại nói đến hoàng cung ở trong khu đó, và là nơi vua thường ở, thì ta biết rằng lâu đài đó xây trên một rừng cột rất chắc chắn, cao chỉ bằng một tầng gác và phải qua những bậc tam cấp mới lên tới. Kèo cột trong lâu đài đó làm rất kỹ và rất đẹp không nhà nào bằng. Khi xây lâu đài đó người ta đã gọi những nhà kiến trúc và thợ khéo ở khắp trong nước đến, vì chỉ những hạng đó mới được làm các công việc đó, còn thường dân và bọn phu dịch thì không được dự vào các công việc của nhà vua. Lâu đài hiện nay còn lại xây trên một chỗ cao, và người Bắc kỳ, nếu muốn xây một lâu đài khác, thì bao giờ họ cũng chọn một vị trí tốt để có thể trông ra cả vùng và để tránh nạn nước lụt.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.