TAILIEUCHUNG - NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 4

NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG Tác giả: Lê Mạnh Phát 4 Chi tiết thứ hai là việc An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7a10-12 ghi lại báo cáo mô tả những gì, mà quân Nguyên khi chiếm Thăng Long đã thấy được trong cuộc chiến tranh năm 1285. Theo đó thì “Nhật Huyên tiếm xưng Đại Việt quốc chúa, Hiến Thiên Thể Đạo Đại Minh Quang Hiếu hoàng đế Trần Uy Hoảng, nhường ngôi cho Hoàng thái tử, lập Hoàng thái tử phi làm hoàng hậu. (.) Nhật Huyên liền ở ngôi Thái Thượng hoàng, thấy lập vua nước. | NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG Tác giả Lê Mạnh Phát 4 Chi tiết thứ hai là việc An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7a10-12 ghi lại báo cáo mô tả những gì mà quân Nguyên khi chiếm Thăng Long đã thấy được trong cuộc chiến tranh năm 1285. Theo đó thì Nhật Huyên tiếm xưng Đại Việt quốc chúa Hiến Thiên Thể Đạo Đại Minh Quang Hiếu hoàng đế Trần Uy Hoảng nhường ngôi cho Hoàng thái tử lập Hoàng thái tử phi làm hoàng hậu. . Nhật Huyên liền ở ngôi Thái Thượng hoàng thấy lập vua nước An Nam thuộc hệ con của Nhật Huyên lưu hành niên hiệu Thiệu Bảo . Hiến Thiên Thể Đạo Đại Minh Quang Hiếu hoàng đế đúng là tôn hiệu của vua Trần Thánh Tông như ĐVSKTT 5 tờ 24b8 đã ghi. Và niên hiệu Thiệu Bảo đúng là niên hiệu của vua Trần Nhân Tông mà ở đây được xác định là niên hiệu thuộc con của Nhật Huyên. Căn cứ vào hai chi tiết này Nhật Huyên quả là tên chỉ vua Trần Thánh Tông và Nhật Tôn quả chỉ vua Trần Nhân Tông. Tuy vậy không thể hoàn toàn dựa vào hai chi tiết này để xác định Quang Bính là tên vua Trần Thái Tông Nhật Huyên là tên vua Trần Thánh Tông và Nhật Tôn là tên vua Trần Nhân Tông như Yamamoto đã làm. Lý do nằm ở chỗ nếu đem hai chứng cớ này so với bốn chứng cớ trên thì chỉ số lượng thôi cũng không cho phép ta đi đến một kết luận kiểu ấy. Sự thật tất cả rối rắm đấy có nguyên do của nó. Nguyên do thứ nhất là sự lên ngôi và thoái vị của các vua Việt Nam cho đến thời đại vua Trần Nhân Tông và trở về sau thường không được báo cáo hoàn toàn chính xác trong các văn thư gửi cho các vua Trung Quốc. Chẳng hạn ngay từ thời Đinh Tiên Hoàng Đinh Liễn đã viết thư cho vua Tống như là lãnh tụ tối cao của nước Đại Cồ Việt chứ không phải là Đinh Tiên Hoàng như Tống sử ghi. Gần horn sau thời vua Trần Nhân Tông ta thấy An Nam truyện của Nguyên sử ghi rời rạc tên của những người kế nghiệp như Nhật Sủy vào năm Chí Đại thứ 5 1311 Nhật Khoáng năm Thái Định thứ nhất 1324 mà trong sử liệu Việt Nam cụ thể là ĐVSKTT ta không bao gờ tìm thấy những tên người như thế. Xuất phát từ những văn thư qua lại không chính

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.