TAILIEUCHUNG - Một số ý kiến về chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam 2011
Việt Nam có nhiều đổi mới về chính sách phát triển công nghiệp (CN) theo cơ chế thị trường. Đó là khuyến khích các thành phần kinh tế, quy hoạch sâu đến từng sản phẩm, mở cửa đầu tư nước ngoài, vận động vốn ODA phát triển hạ tầng, phát huy lợi thế về tài nguyên và nhân lực, hội nhập kinh tế quốc tế, bổ sung các nguồn lực. Chiến lược phát triển CN trong thập kỷ tới đòi hỏi những bước đi chất lượng hơn, góp vào tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững | 4. Khoa học công nghệ: Năm 2007, WB đánh giá chỉ số kinh tế tri thức của Việt Nam đạt 3,1 thấp nhất trong 8 nước so sánh ở khu vực, Nhật Bản là 8,46, Thái Lan là 5,41. Thách thức lớn nhất của chúng ta đó là việc giảm nhập siêu nhóm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu trong nhiều chục năm qua (Dự thảo dự kiến 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu). Tác động của khoa học công nghệ ở chỗ thay thế một phần sản phẩm nhập khẩu, nội địa hóa để tăng giá trị của các sản phẩm chế biến xuất khẩu. Hiện nay tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam rất thấp so với các nước CN Châu Á. Trong 3 năm qua, chính sách lập và sử dụng qũy khoa học công nghệ ở doanh nghiệp không đi vào thực tế, rất ít doanh nghiệp trích 10% lợi nhuận trước thuế để lập quỹ, đặc biệt là các tập đoàn tổng công ty lớn với lợi nhuận nhiều ngàn tỷ đồng cũng chỉ sử dụng được 5 -8 tỷ đồng mỗi năm; Thách thức sau cùng là chưa xác định được ngành CN mũi nhọn có lợi thế cạnh tranh bằng công nghệ cao. Trong một thế giới năng suất lao động cao, thương mại và đầu tư toàn cầu, nếu nguồn nhân lực chỉ dừng ở gia công, lắp ráp,.chúng ta khó bứt khỏi “bẫy thu nhập trung bình, giá trị gia tăng thấp”.
đang nạp các trang xem trước