TAILIEUCHUNG - Tài liệu LUẬT TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật tương trợ tư pháp. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt. | LUẬT TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51 2001 QH10 Quốc hội ban hành Luật tương trợ tư pháp. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định nguyên tắc thẩm quyền trình tự thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự hình sự dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam với nước ngoài trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp. Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với cơ quan tổ chức cá nhân Việt Nam cơ quan tổ chức cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp với Việt Nam. Điều 3. Áp dụng pháp luật 1. Tương trợ tư pháp được thực hiện theo quy định của Luật này trường hợp Luật này không quy định thì áp dụng quy định của pháp luật tố tụng dân sự pháp luật tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan. 2. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều 4. Nguyên tắc tương trợ tư pháp 1. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau bình đẳng và các bên cùng có lợi phù hợp với Hiến pháp pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. Điều 5. Ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp 1. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài đã có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp là ngôn ngữ được quy định trong điều ước quốc tế đó. 2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hồ sơ phải kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của nước được yêu cầu tương trợ

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.