TAILIEUCHUNG - 10 thói quen xấu ảnh hưởng đến răng trẻ

Những thói quen tưởng như bản năng hoặc những thói quen do ảnh hưởng của tâm sinh lý của trẻ có thể là nguyên nhân khiến hàm răng sai khớp cắn, phát triển lệch lạc. 1. Bú bình kéo dài: Khi trẻ trên 2 tuổi vẫn tiếp tục bú bình hoặc ngậm núm vú giả sẽ có nguy cơ hô hàm trên với các răng cửa trên nghiêng ra trước. | 10 thói quen xấu ảnh hưởng đến răng trẻ 12 31 PM 05 09 2011 Những thói quen tưởng như bản năng hoặc những thói quen do ảnh hưởng của tâm sinh lý của trẻ có thể là nguyên nhân khiến hàm răng sai khớp cắn phát triển lệch lạc. 1. Bú bình kéo dài Khi trẻ trên 2 tuổi vẫn tiếp tục bú bình hoặc ngậm núm vú giả sẽ có nguy cơ hô hàm trên với các răng cửa trên nghiêng ra trước. 2. Mút ngón tay Mút ngón tay là một trong những thói quen bắt đầu trước khi trẻ được sinh ra. Một số trẻ vẫn tiếp tục thói quen này cho đến hơn 1 tháng tuổi hoặc hơn 1 tuổi với mục đích là cảm nhận sự thích thú an toàn ấm áp. Nếu thói quen này kéo dài cho đến thời kỳ mọc răng vĩnh viễn sẽ gây rối loạn cho việc mọc răng sự sắp xếp răng hoặc cả hai. Hậu quả là Răng cửa trên thưa và nghiêng về phía môi răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi sai khớp cắn. 3. Cắn móng tay cắn vật lạ. Cắn móng tay thường gặp ở trẻ lớn nhưng cũng có thể gặp ở trẻ 2-3 tuổi. Cường độ cắn móng tay gia tăng trong suốt giai đoạn trẻ dậy thì liên quan đến tâm trạng căng thẳng lo lắng. Cắn móng tay thường không gây sai khớp cắn nhưng ảnh hưởng đến móng tay và nền móng. Nhưng nếu cắn vật lạ khác như Bút chì bút bi. thường xuyên với cường độ mạnh sẽ gây mòn răng gây chết tủy răng và đổi màu răng do chấn thương. 4. Cắn môi má. Trẻ thích cắn môi má thường có những stress về tình cảm. Đa số xuất phát từ những bất hạnh mâu thuẫn trong gia đình. Cắn môi trên thường gặp ở trẻ đang đi học. Đây là một hội chứng nhằm làm giảm sự căng thẳng. Cắn môi dưới là thói quen thường gặp nhất. Trẻ có dấu của các răng cửa trên ở môi dưới và cơ cằm. Hậu quả của việc cắn môi là Cắn hở vùng răng trước răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi răng cửa trên chen chúc và nghiêng về phía môi. 5. Đẩy lưỡi. Đẩy lưỡi ra trước khi nuốt là đặt đầu lưỡi về phía trước chêm giữa các răng cửa trên và dưới trước khi nuốt. Có một sự chuyển tiếp giữa kiểu nuốt nhũ nhi và kiểu nuốt ở người trưởng thành. Sự chuyển tiếp xảy ra khi trẻ 2 tuổi kết thúc khi trẻ được 6 tuổi khoảng 50 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.