TAILIEUCHUNG - Bảo quản tài liệu thư viện, nguyên nhân và giải pháp
Tài liệu là những sản phẩm vật chất rất dễ bị xâm hại và hư hỏng cho dù chúng có được cấu thành từ bất cứ chất liệu gì đi nữa thì các yếu tố khách quan như ánh sáng, tia cực tím, nhiệt độ và độ ẩm, sự xâm nhập của côn trùng, nấm mốc, thảm hoạ tự nhiên, các tác nhân hoá học đều có thể gây ra gây hư hại đến tài liệu. | : hoạt động của vi khuẩn trên tài liệu của thư viện gây ra hàng loạt các tình trạng không mong muốn như mùi mốc, các dấu mờ, mất đi độ vững chắc, mất nước, giảm đi độ mềm dẻo, phai mầu, biến dạng. Kết quả của nhiễm khuẩn nặng sẽ làm gẫy các thớ giấy và huỷ hoại các tính chất khác của liệu truyền thống của thư viện: giấy. vải, da, hồ dán, keo là thực phẩm của nấm. Cùng với thời gian những vật liệu này càng trở nên nhiều acid hơn, cung cấp điều kiện thích hợp hơn cho việc phát triển của nấm mốc và cho sự sinh sôi của các bào tử. Sự xuất hiện của từng loại nấm mốc có thể là những chấm mầu đen, nâu, xanh lá cây, vàng, đỏ trên tài liệu. Đa số các loại nấm có khả năng làm gãy sợi cellulose thông qua tác động của hệ enzyme. Nhiều loại khác thì có khả năng tấn công vào các hợp chất để dán, các chất hoàn thiện. Một số lớn các loại nấm mốc tiết ra một vài loại acid tác động mạnh đến việc phá huỷ tài liệu thư viện. Giấy công nghiệp dễ bị nhiễm nấm mốc hơn giấy làm bằng tay. Sự phát triển tràn lan của nấm mốc trên giấy công nghiệp là do sự có mặt của hồ keo, các chất đạm thực vật, phẩm nhuộm, chất độn, các chất phụ gia khác. Các sách bẩn rất dễ bị nấm tấn công.
đang nạp các trang xem trước