TAILIEUCHUNG - Thuốc có tác dụng phụ làm giảm thính lực và gây điếc

Ngoài những tác dụng hữu ích, có lợi cho việc điều trị, hầu hết CÁC THUỐC đều có ít nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn, gây tác hại cho cơ thể người bệnh; Trong số đó có những thuốc gây hại cho tai, làm giảm khả năng nghe, giảm thính lực, thậm chí có thể gây điếc vĩnh viễn. Vấn đề tác dụng phụ của thuốc làm giảm thính lực, gây điếc như thuốc Quinin, Salicylat và tinh dầu giun. đã được đề cập từ thế kỷ thứ 19, với các triệu chứng ù tai, chóng mặt, nghe kém | Thuốc có tác dụng phụ làm giảm thính lực và gây điếc Ngoài những tác dụng hữu ích có lợi cho việc điều trị hầu hết CÁC THUÔC đều có ít nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn gây tác hại cho cơ thể người bệnh Trong số đó có những thuốc gây hại cho tai làm giảm khả năng nghe giảm thính lực thậm chí có thể gây điếc vĩnh viễn. Vấn đề tác dụng phụ của thuốc làm giảm thính lực gây điếc như thuốc Quinin Salicylat và tinh dầu giun. đã được đề cập từ thế kỷ thứ 19 với các triệu chứng ù tai chóng mặt nghe kém. Các triệu chứng này có thể xuất hiện tạm thời rồi hết nhưng cũng có thể diễn tiến ngày càng nặng và không thể hồi phục. Mức độ suy giảm thính lực cũng tùy thuộc vào từng người thường nặng ở người cao tuổi người suy giảm chức năng thận chức năng gan. Có nhiều thuốc gây suy giảm thính lực gây điếc nhưng hai loại gây tác hại nhiều nhất là kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid và thuốc lợi tiểu tác động ở quai Henlé. 1. Nhóm kháng sinh aminoglycosid Gồm các kháng sinh Néomycin Streptomycin Amikacin Paramycin Kanamycin Gentamycin. a. Néomycin Là kháng sinh gây hại nhất cho tai ngay cả khi dùng bằng đường uống với liều cao để diệt khuẩn đường ruột hoặc dùng liều cao để bôi vết thương cũng có thể gây điếc. Hiện nay thuốc không được dùng dưới dạng tiêm. Kanamycin và Amikacin cũng gây độc hại mạnh như Néomycin. b. Streptomycin Gây tổn hại nhanh chóng cho bộ phận tiền đình dẫn đến chóng mặt mất cân bằng loạng choạng khó bước đi trong chỗ tối. Nếu sử dụng 1g ngày cho bệnh nhân trong 1 tuần lễ thì sau 7-10 ngày sẽ làm suy giảm sức nghe. Nếu tiếp tục điều trị sẽ dẫn tới điếc nặng điếc vĩnh viễn không phục hồi được. Đã có trường hợp dùng Streptomycin điều trị viêm phổi cho trẻ rồi dẫn tới hậu quả trẻ bị câm điếc. Gentamycin cũng gây độc cho tai như Streptomycin nhưng nhẹ hơn. 2. Các kháng sinh khác a. Erythromycin Dùng liều cao 4g ngày tiêm tĩnh mạch để điều trị viêm phổi cho bệnh nhân cao tuổi suy gan thận có thể gây điếc và chóng mặt. Tuy vậy triệu chứng này sẽ giảm và hết nếu ngưng thuốc

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.