TAILIEUCHUNG - Thí nghiệm Sinh học phân tử - Bài 7

KHẢO SÁT SỰ TÁI SINH CHỒI TỪ MÔ SẸO THIỆU Quá trình hình thành cơ quan trong mô xảy ra qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn thứ nhất là tái phân hóa. Trong giai đoạn này xảy ra quá trình chuyển các tế bào biệt hóa thành mô sẹo - Giai đoạn thứ hai là hình thành các mầm mống cơ quan. Bằng phương pháp phóng xạ tế bào đã thấy rằng những tế bào của các mầm mống nhu mô mà ở đấy được hình thành mầm mống cơ quan, tổng hợp DNA và protein. | Thí nghiệm Sinh học phân tử - 1 - Biên soạn Lê Lý Thuỳ Trâm BÀI 7 KHẢO SÁT SỰ TÁI SINH CHỒI TỪ MÔ SẸO A A c THIỆU Quá trình hình thành cơ quan trong mô xảy ra qua 2 giai đoạn - Giai đoạn thứ nhất là tái phân hóa. Trong giai đoạn này xảy ra quá trình chuyển các tế bào biệt hóa thành mô sẹo - Giai đoạn thứ hai là hình thành các mầm mống cơ quan. Bằng phương pháp phóng xạ tế bào đã thấy rằng những tế bào của các mầm mống nhu mô mà ở đấy được hình thành mầm mống cơ quan tổng hợp DNA và protein xảy ra rất mạnh hàm lượng đường cũng tăng. Trong quá trình phân hóa ở các mô sẹo không có tổ chức được hình thành các cấu trúc hình thái dẫn đến việc tạo chồi rễ cành hoa và cây hoàn chỉnh. Quá trình phân hóa này có thể thực hiện bằng cách thay đổi một số chất và các chất điều hòa sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy Đối với mô sẹo xu thế tạo cơ quan giảm dần khi mô cấy chuyền nhiều lần vì khi cấy chuyển nhiều lần như thế thường hình thành các tế bào đa bội và lệch bội ngoài ra có thể mất các yếu tố di truyền. Theo Vũ Văn Vụ 1999 mô sẹo khi hình thành thường có 2 loại Loại xốp chứa nhiều tế bào xốp với nhân nhỏ tế bào chất lỏng và không bào to. Loại cứng Các tế bào cứng chắc thành khối nhân to tế bào chất đậm đặc và không bào nhỏ. Dạng mô sẹo cũng có ảnh hưởng đến khả năng tái sinh cơ quan của khối mô. Khả năng tái sinh chồi sớm mất đi ở mô sẹo xốp nhưng vẫn duy trì ở mô sẹo cứng. Nguyên nhân có thể do các tế bào mô sẹo sẽ mất đi khả năng tổng hợp một số chất thiết yếu cho sự tái sinh của nó khi số lần cấy chuyền tăng lên Gautht 1962 . Vì vậy khi nuôi cấy mô sẹo nhằm mục đích tái sinh chồi nhất thiết phải cố gắng tìm điểu kiện môi trường thích hợp cho sự hình thành các khối mô sẹo Công Nghệ Sinh Học Việt Nam - 1 - Biotechnology Thí nghiệm Sinh học phân tử - 2 - Biên soạn Lê Lý Thuỳ Trâm cứng chắc các mô sẹo xốp cần được loại bỏ trong các lần cấy chuyền vì đôi khi dạng mô sẹo này phát triển rất nhanh và lấn át cả các mô sẹo cứng có khả năng tái sinh phôi. HÀNH .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.