TAILIEUCHUNG - KỸ NĂNG XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ
Tuy văn hóa tổ chức không còn là vấn đề mới trong khoa học và thực tiễn quản lý, xây dựng văn hóa công sở lại là một vấn đề mới chính thức nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Chính vì vậy, phần này sẽ không trình bày tách biệt nội dung lý luận và phần nội dung rèn luyện kỹ năng. | cần có sự hiểu biết đầy đủ về những yếu tố ảnh hưởng đến VHCS. Quá trình hình thành và phát triển của văn hóa công sở chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như văn hóa dân tộc, văn hóa vùng, hay văn hóa ngành nghề. Văn hóa công sở Việt Nam trứơc nhất chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa dân tộc- văn hóa của một nền nông nghiệp lúa nước, hay còn gọi là ‘văn hóa làng’ (Nguyễn Văn Thâm, 2003; Trần Thị Thanh Hà, 2001). Công sở của chúng ta được tận hưởng một loạt khía cạnh tích cực của ‘văn hóa làng’ như thái độ chú trọng sự cân bằng, sự tế nhị, kín đáo và tinh thần đùm bọc, Chính kiểu văn hóa tế nhị, kín đáo là một phần cơ sở cho một số kỹ thuật hành chính như bỏ phiếu kín tín nhiệm. Tuy nhiên, cái mà các nhà quản lý công sở cần quan tâm là ở những khía cạnh tiêu cực có thể có của ‘văn hóa làng’ đối với việc hình thành và phát triển văn hóa công sở. Có thể kể ra một vài ví dụ như: Một là, sự thiên về xúc cảm hơn là lý trí, hay sự mềm dẻo, linh họat trong ứng xử hàng ngày có thể dẫn đến cách hành động tùy tiện, thiếu nguyên tắc; đồng thời, cách giao tiếp thân mật, xuồng xã của đời thường cũng dẫn đến cách xưng hô kiểu chú-mày, chú- anh; ông-tôi khi làm việc. Thái độ nửa vời trong tư duy và hành động – có thể là kết quả của việc ít coi trọng những yếu tố chính thức- đựoc thể hiện ra nhiều cách trong đó có thói thích gặp gỡ để làm việc ở những nơi không chính thức và thói ‘trong phòng làm việc thì bàn chuyện bia, ra ngoài quán bia thì bàn công việc’; còn trang phục thì tùy tiện và phóng túng. Hai là, việc coi trọng tình nghĩa quá mức có thể dẫn đến sự thiếu dứt khoát và vi phạm nguyên tắc trong xử lý công việc, nhất là liên quan đến công tác cán bộ mà việc quá chú trọng thâm niên hay người cao tuổi là một biểu hiện cụ thể. Ba là, thái độ tế nhị, kín đáo và sự chú trọng giữ thể diện cho người mình tiếp xúc có thể là lý do của sự phổ biến của các tin đồn và bình luận không chính thức. Nói chung, những yếu tố này làm cho quá trình chuẩn mực hóa hành vi trong giao tiếp công vụ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Hay nói như Nguyễn Văn Thâm (2003) thì các thủ tục, phương pháp quản lý đúng bài bản không đựơc đánh giá cao.
đang nạp các trang xem trước